Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

Dạy thể dục cho học sinh chưa hợp lý

Nguyễn Hoàng Duy (TPHCM) –

Năm nay con tôi lên lớp 9. Tôi cho rằng, môn thể dục rất có ích với cháu, nhất là ở tuổi đang lớn. Năm lớp 8, tôi thấy cháu tập những bài rất khó như động tác chống hông, duỗi chân hay hít đất… nên hôm nào có giờ thể dục thì tối về cháu lại than đau chân, tay. Dù “xót” con nhưng tôi xem đó là điều bình thường. Chính vì tôi mặc kệ mà đến năm nay, cháu khoe hít đất được 15 cái, đá cầu lúc nào cũng được 10 điểm…

Nhà tôi có một cái xà, sáng nào tôi cũng bắt buộc cháu (và cả động viên nữa) hít xà. Nếu lớp học thêm cách nhà khoảng một cây số, tôi bắt cháu đi bộ. Vậy mà tôi vẫn cảm thấy thời gian cháu “ngồi một chỗ” quá nhiều. Nếu không ngồi bàn học thì cháu ngồi vào máy tính hoặc nằm võng.

Vừa rồi dự lễ ở trường, tôi thấy có mấy bạn học của cháu lên biểu diễn võ thuật, nhảy hip-hop, thể dục nhịp điệu… Chắc các bạn đó phải bỏ thời gian rèn luyện nhiều lắm mới trình diễn hay như vậy. Nhưng theo tôi được biết đa phần các bạn học còn lại đều là… “gà công nghiệp” vì có bạn từ năm lớp 7 đến giờ vẫn không đá cầu được năm cái, không hít đất được đến ba cái.

Thể dục là môn học phải có quá trình rèn luyện lâu dài, không phải chỉ trong một sớm một chiều hay vài giờ thể dục ở trường là được. Muốn có kết quả tốt, ngoài học ở trường, bắt buộc học sinh phải tập ở nhà và điều quan trọng là phải tạo được thành một thói quen. Điều bất cập là giờ học thể dục ở trường phổ thông hiện nay chưa hợp lý dẫn đến chuyện học môn thể dục thành một sự miễn cưỡng.

Giờ học thể dục bị cắt rời khỏi lịch học hàng ngày và được xếp vào một buổi nào đó trái với buổi học thường nhật của học trò. Ví dụ, học sinh học buổi sáng có giờ học thể dục vào buổi chiều. Buổi chiều, các học sinh được học thể dục ở sân trước cổng trường hay trong sân trường. Giờ học lại bắt đầu vào 13 giờ 30 phút dưới cái nắng chói chang. Đa phần các học sinh học theo giờ này thì phải vội ăn cơm trưa cho xong, chưa kịp nghỉ thì phải đến trường học thể dục. Tôi thấy không hợp lý và phản khoa học.

Tại câu lạc bộ bóng bàn mà tôi đang tham gia, giờ học bóng bàn của các học sinh rất hợp lý. Bất kể em nào học sáng hay chiều, giờ tập cũng từ 5-6 giờ sáng mỗi ngày. Từ sáng sớm, phụ huynh chở con em đến. Cũng có bạn đi xe đạp hay đi bộ. Đầu tiên, thầy giáo cho các bạn chạy một vòng quanh sân bóng đá, sau đó mới đến các động tác khởi động. Chơi bóng bàn xong, 6 giờ, các bạn ra về, tắm rửa, ăn sáng, vẫn kịp đến lớp. Nếu bạn nào ở xa thì cha mẹ đã chuẩn bị sẵn quần áo đi học và đồ ăn sáng.

Một số phụ huynh cho biết, con họ theo lớp bóng bàn như thế đã hai năm. Ban đầu có khó khăn, nhưng sau mọi thứ đều ổn. Có nhìn các bạn tập chạy ở sân bóng hay chơi bóng, mới thấy cái quý giá của sự rèn luyện thể dục cũng như sự quyết tâm của cha mẹ. Tôi nghĩ đây cũng là một hình thức rèn luyện thể chất hay, mong các phụ huynh và cả ngành giáo dục… tham khảo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bữa trưa ngày đầu nghỉ lễ với lẩu tự chọn cùng...

0
(SGTT) - Trong buổi trưa ngày đầu nghỉ lễ, "Trưa nay ăn gì" gợi ý nồi lẩu với bốn vị nước dùng, cùng chín...

TPHCM: tàu metro số 1 chạy thử toàn tuyến hết 30...

0
(SGTT) - Sáng 26-4, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM tổ chức chạy thử nghiệm tự động tuyến metro số 1 (Bến...

Chèo xuồng, đạp xe khám phá cù lao Tam Hiệp

0
(SGTT) – Đi xuồng chèo trong rạch dừa nước, đạp xe dưới vườn nhãn xanh mát, khám phá vườn lá sâm hay nghỉ dưỡng...

Bữa sáng Sài Gòn: Mới lạ tô phở Cường Ký nấu...

0
(SGTT) - Ngoài hương vị phở miền Nam hay Bắc, món phở còn được một số người Hoa bày bán với những thức ăn...

Ở khách sạn, đi du thuyền ngắm pháo hoa tại TPHCM...

0
(SGTT) – Lưu trú, ăn uống tại những khách sạn ở khu vực trung tâm hay đi du thuyền trên sông Sài Gòn... là...

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Kết nối