Chủ Nhật, Tháng Năm 5, 2024

Thị trường tiềm năng, nhưng cần quản lý chặt

Bình An –

Hiện nay, cùng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, với các sản phẩm xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, nhìn vào kết quả thanh tra gần đây có thể thấy, nếu có những doanh nghiệp đầu tư sản xuất bài bản thì cũng có không ít người làm ăn mang tính chụp giật.

Nhiều sản phẩm kém chất lượng

thucphamchunang3Nhiều doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất bài bản, nhưng cũng có không ít nơi làm ăn mang tính chụp giật. Ảnh: Hoàng Nhung

Tại buổi lễ khánh thành nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng và khai trương hai dây chuyền đóng gói thuốc tự động của Công ty Savipharm ngày 14-5, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế, cho biết trong sáu tháng vừa qua, Bộ Y tế đã kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng trên toàn quốc và đã xử phạt vi phạm hành chính 24 cơ sở, với tổng số tiền phạt hơn 4 tỉ đồng.

Trong 24 cơ sở vi phạm có 17 công ty sản xuất, kinh doanh tại Hà Nội và bốn công ty tại TPHCM, còn lại là ở các tỉnh, thành khác. Đáng chú ý, có công ty bị phạt lên tới 3,2 tỉ đồng với những sai phạm như không duy trì việc kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định đối với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản xuất sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố, bán ra thị trường lô sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, có những công ty sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm giả khi thực hiện công bố các sản phẩm thực phẩm ra thị trường. Có công ty đầu tư khu vực sản xuất thực phẩm không đủ thiết bị, biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại, còn người sản xuất thì không mang đầy đủ trang phục bảo hộ, không bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm. Ngoài ra, các trường hợp sai phạm còn có cả việc sử dụng nước không đạt quy chuẩn để sản xuất thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng nhưng vượt giới hạn cho phép.

Ông Phong cũng cho biết, ngoài việc xử phạt bằng hình thức phạt tiền, Cục An toàn thực phẩm đã buộc các cơ sở vi phạm tạm dừng sản xuất, tiêu hủy sản phẩm vi phạm. Bên cạnh đó, cục cũng yêu cầu doanh nghiệp vi phạm tháo gỡ các nội dung quảng cáo sai quy định, thực hiện kiểm nghiệm định kỳ đối với các sản phẩm đang kinh doanh đồng thời hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.

Trước đó, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2016, các cơ quan chức năng đã phát hiện 88 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng vi phạm về quảng cáo, chất lượng sản phẩm công bố, ghi nhãn sản phẩm và sử dụng phiếu kiểm nghiệm giả. Cơ quan chức năng đã thu hồi 12 giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, tạm dừng lưu thông 18 lô thực phẩm chức năng vi phạm.

Hoàn thiện pháp lý

Tính đến năm 2015, tại Việt Nam đã có khoảng 3.000 cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng, bao gồm cả thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Trong đó, tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong nước chiếm hơn 60% và tổng giá trị sản phẩm nhập khẩu chiếm 40%. Đến thời điểm tháng 6-2015 có tổng cộng 8.557 sản phẩm được cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Theo PGS., dược sĩ Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay trên thị trường có nhiều công ty sản xuất sản phẩm thực phẩm chức năng giả, không đúng chất lượng đã công bố, không đảm bảo vệ sinh… Do chưa có quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất trong sản xuất thực phẩm chức năng, nên nhiều cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng và yêu cầu về thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng theo tiêu chuẩn của châu Âu như công nghệ không sinh bụi, không tiếp xúc.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, thị trường thực phẩm chức năng thế giới tăng trưởng mạnh trong 30 năm qua và trở thành nhóm hàng hóa không thể thiếu trong cuộc sống và xã hội hiện đại. Với công dụng, tính năng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể nhằm tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, các nhóm thực phẩm chức năng đang phát triển mạnh.

Cũng theo bà Tiến, để ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng, đặc biệt là nhóm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe phát triển đúng hướng, lành mạnh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hướng tới các chuẩn mực quốc tế, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản về quản lý thực phẩm chức năng.

Mới đây nhất, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 4288/QĐ-BYT về tài liệu hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Để hoàn thiện các quy định quản lý và hành lang pháp lý trong việc sản xuất, phát triển và sử dụng thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đang soạn thảo nghị định về quản lý chặt hơn sản phẩm này trong thời gian tới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nở rộ dịch vụ hỗ trợ các phiên livestream bán hàng

0
(SGTT) - Hình thức livestream (bán hàng trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện với tần suất dày hơn...

Khám phá Văn Miếu – Quốc Tử Giám về đêm

0
(SGTT) - Bằng việc sử dụng công nghệ 3D Mapping, phối hợp cùng kỹ thuật dàn dựng ánh sáng và âm thanh, Văn Miếu...

Hợp nhất hai công ty vận tải đường sắt cuối năm...

0
(SGTT) - Hai công ty cổ phần vận tải đường sắt khi được sáp nhập sẽ giúp triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, giảm...

Thủ tướng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm

0
(SGTT) - Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế tuyên truyền việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục sự cố về...

Dấu xưa – Hồn phố: Thăm ngôi đình cổ hơn 170...

0
(SGTT) - Được xây dựng trên cù lao Bà Tàng, phường 7, quận 8, nằm ngay nhánh rẽ của dòng kênh Đôi, đình Bình...

Ghé quán ốc được Michelin gợi ý ở TPHCM

0
(SGTT) - Dù nằm khuất trong con hẻm đường Nguyễn Trãi, quận 1, nhưng tiệm ốc Đào lại là điểm đến quen thuộc của...

Kết nối