Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Ra ngõ gặp “rau sạch”

Đặng Trung Thành –

Hầu như ngày nào tôi cũng nhận được ở đâu đó tin về thực phẩm bẩn như rau muống, rau nhút bị phun nhớt, các loại cây ăn trái bị lạm dụng thuốc trừ sâu, chôm chôm ngâm hóa chất, sầu riêng, mít hay chuối bị dùng hóa chất để ép chín. Dường như câu chuyện thực phẩm bẩn không có hồi kết khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang cho bữa cơm gia đình mình.

Ai cũng sợ mua nhầm thực phẩm bẩn nên ra sức tìm mua rau, củ, quả sạch. Trước nhu cầu ấy, người bán đã không ngần ngại quảng cáo, cam kết rằng họ bán “rau sạch”. Vậy là nay bà nội trợ ra ngõ có thể mua rau sạch bất kỳ ở đâu.

Để vực dậy rau chợ, nhiều tiểu thương ở các chợ truyền thống đã nghĩ ra cách gắn mác “sạch” cho rau. Ban đầu chỉ từ một sạp, hai sạp giờ trở thành phong trào và đi đâu cũng thấy rau sạch. Thậm chí trên những vỉa hè, trong các con hẻm nhỏ nhiều gia đình mang mâm rau ra bán và dán cái biển rất to “rau sạch” hay “rau nhà trồng”.

Một tiểu thương bán rau ở chợ Bà Quẹo, quận Tân Bình, TPHCM mà tôi quen biết nói rằng chị bán rau ở đây rất nhiều năm, rau chị bán là rau sạch ở tỉnh Bến Tre đưa lên.

“Vì là anh em ruột nên mình dám chắc điều đó. Lúc đầu thấy người ta ghi “rau sạch” mình rất bực, nghĩ cây ngay không sợ chết đứng nhưng rồi mình buộc phải ghi theo vì ai cũng làm thế”, chị nói.

Đó là tình thế khó xử, bởi nếu chị không ghi “rau sạch”, hoặc không mời gọi bằng các câu như “rau em bán hoàn toàn sạch đây, mời anh chị mua giúp” thì khách chẳng màng ghé vào. Hễ thấy một vài người vây kín gian hàng “rau sạch” thì người ta đến mua, ồn ào như trẩy hội.

Không riêng gì chợ truyền thống, ngay cả chợ “chồm hổm” hay như trong siêu thị đâu đâu cũng bắt đầu gắn mác “rau sạch”, có nguồn gốc và chứng nhận hẳn hoi. Tuy nhiên, theo một nhân viên phụ trách quầy rau quả ở siêu thị B thì không phải rau, củ nào cũng được chứng nhận rau sạch và có nguồn gốc rõ ràng. Có những loại rau củ không thực sự “sạch” cũng buộc phải ghi chữ “rau sạch”. Trên thực tế đã có một số siêu thị bán rau “bẩn” nhưng được đóng gói là “rau sạch” bị phát hiện bởi cơ quan chức năng.

Gia đình tôi rất thích ăn rau muống nên thường ra chợ gần nhà mua dùng. Người bán luôn cam đoan với tôi là rau nhà trồng không phun thuốc hay xịt nhớt. Nhưng một lần đi công việc, tôi thấy người bán hàng ấy đang lom khom cắt rau muống ở khu đầm lầy phía sau một công ty sản xuất giày da, khu đầm lầy ấy bị ô nhiễm bao nhiêu năm nay. Kể từ đó tôi không dám mua rau muống của chị ăn nữa.

Không phải đánh đồng tất cả nhưng trước tình trạng bước chân ra ngõ gặp “rau sạch” như trên thì người tiêu dùng cần hết sức cẩn thận trong việc chọn rau, củ, quả sạch. Ngoài việc ngâm nước muối trước khi sơ chế thì nên chọn rau mà mình biết rõ nguồn gốc, cũng như nơi buôn bán uy tín để hạn chế mua nhầm rau bẩn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gợi ý 4 kiểu trang điểm nhẹ nhàng đi chơi cuối...

0
(SGTT) - Cuối tuần là dịp mà nhiều cô nàng dành thời gian cho những cuộc hẹn hay xuống phố dạo chơi. Một chút...

Nhiều người ngại sinh con: ‘báo động đỏ’ cho nguồn cung...

0
(SGTT) - Tỷ lệ sinh bắt đầu giảm trong bối cảnh dân số ngày một già đi khiến các nhà lãnh đạo lo ngại...

Ghé ‘xứ Tiên’ thăm làng cổ Lộc Yên

0
(SGTT) - Làng cổ Lộc Yên thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, gây ấn tượng với du khách bởi những...

Trưa cuối tuần thử lẩu vịt om măng

0
(SGTT) – Với vị chua thanh đặc trưng từ măng, hòa quyện cùng vị ngọt thịt vịt, lẩu vịt om măng hứa hẹn mang...

Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng...

0
(SGTT) – Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được “điểm xuyết” bởi những thửa ruộng bậc thang...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Kết nối