Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Đầu bếp tại Thụy Sĩ nhận mức lương cao nhất thế giới

(SGTT) – Sau ba năm đại dịch Covid-19, ngành F&B nói chung và lĩnh vực đầu bếp nói riêng chịu rất nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên, “linh hồn” của một nhà hàng vẫn có được mức lương tương xứng với công sức bỏ ra. Và Thụy Sĩ là quốc gia mà đầu bếp nhận được mức lương cao nhất thế giới.
Thụy Sĩ là quốc gia mà đầu bếp được trả mức lương cao nhất thế giới. Ảnh minh họa: Shutterstock

Theo chuyên trang về ẩm thực – Chef’s Pencil – đã có dự án khảo sát mức lương của các đầu bếp tại 30 quốc gia và mới công bố gần đây. Với nguồn dữ liệu từ cơ quan chính phủ, các đơn vị truyền thông, nhóm ngành từ bên thứ ba, chuyên trang đã có những nhận định về mức lương đầu bếp trên thế giới. Kết quả, Thụy Sĩ là quốc gia mà người đầu bếp nhận được mức lương lên đến 56.178 euro/năm (gần 1,4 tỉ đồng).

Được biết, Thụy Sĩ có ngành F&B phát triển mạnh trên thế giới với hơn 119 nhà hàng được trao chứng nhận sao Michenlin (một chứng nhận danh giá trong ẩm thực). Nếu tính trên đầu người thì số lượng nhà hàng ở quốc gia này nằm trong nhóm cao của thế giới.

Xếp ở vị trí thứ hai là quốc gia Mỹ, nơi đầu bếp nhận được mức lương đến 46.000 euro/năm. Tuy nhiên, việc xin thị thực lao động ngành nghề đầu bếp nơi đây rất khó khăn, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Ví dụ, một nhà hàng bán pizza ở thành phố Berkeley, bang California phải mất đến hai năm mới tuyển được một đầu bếp nước ngoài có thị thực hợp lệ.

Ở những vị trí tiếp theo, các quốc gia Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển có những mức lương cho đầu bếp dao động từ 31.000 – 39.000 euro/năm. Còn ở cuối bảng xếp hạng, một số quốc gia như Brazil, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Ấn Độ, Philippinnes có mức lương trả cho đầu bếp (tính theo năm) chưa đến 6.000 euro.

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý đó là các quốc gia như Thụy Sĩ, hay các nước khu vực Bắc Âu, mặc dù mức thu nhập cao nhưng chi phí sinh hoạt cũng như các mức thuế cũng ở mức cao.

Có thể thấy, qua những năm đại dịch, ngành F&B và lĩnh vực đầu bếp đang dần hồi phục. Các hoạt động du lịch, ẩm thực ở các quốc gia đang dần mở cửa, trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, đây cũng là cơ hội cũng như thách thức để các đơn vị kinh doanh ẩm thực có cú chuyển mình mạnh mẽ sau dịch.

Phúc An

Theo Chef’s Pencil

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nghệ nhân Kiều Oanh với khao khát đưa cờ Việt Nam...

0
(SGTT) - Tình yêu với bánh đã đưa Nghệ nhân Ẩm thực Lê Thị Kiều Oanh chinh phục những thành tựu trong nghề bếp....

Giảng viên Ngô Đình Trưởng: Người ‘thổi hồn’ cho những chiếc...

0
(SGTT) – “Mỗi chiếc bánh kem là một nghệ thuật, người làm bánh cũng như nghệ sĩ. Vậy nên mỗi khi đặt tay làm...

Bếp trưởng Đinh Công Sơn: ‘Nụ cười thực khách là động...

0
(SGTT) - Thời gian gần đây, ẩm thực Bình Dương nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người bởi các món như gỏi...

Giảng viên ẩm thực Thái Hoàng Minh Lê: ‘Học nấu ăn...

0
(SGTT) - Cô Thái Hoàng Minh Lê, cựu giảng viên của Trung tâm Dạy nghề quận 6 bén duyên với ẩm thực bằng công...

Gặp gỡ đầu bếp Nhật 34 năm kinh nghiệm, từng chế...

0
(SGTT) - Từng có 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ẩm thực và đầu bếp, ông Kazuhiro Matsuishi, Bếp trưởng Nhà hàng Sokichi,...

Bếp trưởng Hồng Phải: ‘Tôi hạnh phúc khi phục vụ những...

0
(SGTT) - Theo nghề bếp từ sớm, ngay khi vừa học xong trung học, anh Ngô Hồng Phải đã trải qua nhiều cấp bậc...

Kết nối