Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Vận động “nói không với túi nylon”

Hà Linh –

Có một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt hay hội thảo với mục đích kêu gọi mọi người “nói không với túi nylon”. Dự án này hướng những người tham gia làm quen với túi vải, giảm thiểu sử dụng chất liệu nylon trong cuộc sống.

No-plastic-bag-(1)

Hoàng Thảo, admin của fanpage Nói không với túi nylon, đã tổ chức tới hội thảo thứ ba chuyên về vấn đề thay thế túi nylon trong cuộc sống thường ngày. Đây là nỗ lực tiếp theo của cô sau nhiều hoạt động khác như cung cấp thông tin về nylon cho người tiêu dùng, vận động thử nghiệm thay thế nylon bằng túi vải tại một số cửa hàng bán đồ lưu niệm, cửa hàng thực phẩm…

Ra đời từ giữa năm 2016, nhóm Nói không với túi nylon chỉ có ba thành viên, thay nhau điều phối các hoạt động xây dựng thông tin trên fanpage, tổ chức hội thảo, vận động các cửa hàng…

Trong các buổi hội thảo mà nhóm tổ chức, thường chỉ có khoảng 10 đến 20 người tham dự, quây quần trong không gian quán cà phê khá nhỏ hẹp, với một máy chiếu đơn giản và ít đồ tái chế được chuẩn bị sẵn. Tuy nhiên, Hoàng Thảo cùng các bạn của mình đã biến buổi hội thảo tưởng chừng khô khan về mặt kiến thức trở nên hấp dẫn bằng cách mời giảng viên chuyên nghiệp hướng dẫn các chủ đề sáng tạo.

No-plastic-bag-(4)Dự án “Nói không với túi nylon” hướng mọi người làm quen với việc sử dụng túi vải thay vì túi nylon.

Nhóm của Thảo giúp người tham gia tiếp cận sự tiện lợi, thoải mái của túi vải bằng cách trang trí chúng với màu sắc theo ý thích. Túi vải mà nhóm lựa chọn làm bằng vải hemp (vải có nguồn gốc từ cây gai dầu), không khó kiếm, lại thoáng khí, dễ giặt, bền. Nhóm cũng hướng dẫn cách thức biến một chiếc áo phông thành túi đeo thời trang, bình nhựa bỏ đi thành chậu cây, ống cắm bút…

Với sự trợ giúp của các giảng viên có chuyên môn, hoạt động tái chế này trở nên đáng tin cậy. Việc được thực hành cũng giúp người tham gia hiểu và hứng thú hơn với việc tái sử dụng, tiết kiệm nguyên liệu và giảm thiểu rác.

Mục đích chính của các buổi hội thảo là thông qua việc tái chế đồ đạc, người dùng sẽ nhìn thấy sự hữu ích từ những thứ vứt đi, từ đó hình thành thói quen tiết kiệm. Điều quan trọng nhất mà dự án muốn nhấn mạnh là “không” hoặc “hạn chế” sử dụng chất liệu có hại. Bởi việc tái chế không dễ dàng, đôi khi còn độc hại gấp đôi. Cách tốt nhất là sử dụng những phương tiện bền vững hơn như túi vải, cốc, hộp dùng nhiều lần khi đi mua đồ…

[box type=”download”] Tác hại của túi nylon

Theo các tài liệu khoa học, nylon sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, phụ gia chất hóa dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống, sinh ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu. Khi đốt nylon, sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và fura gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Nylon lẫn vào đất sẽ ngăn cản oxy đi qua đất, gây xói mòn, làm bạc màu, không tơi xốp, kém dinh dưỡng, từ đó cây trồng chậm tăng trưởng.[/box]

Cho đến nay, fanpage Nói không với túi nylon đã thu hút sự quan tâm của khoảng 9.000 người. Không chỉ cung cấp thông tin liên quan đến tác hại của túi nylon và đồ nhựa dùng một lần, dự án còn là nơi chia sẻ thông tin nổi cộm về môi trường trong nước và quốc tế.

Khi được hỏi mục tiêu tiếp theo mà dự án Nói không với túi nylon hướng đến là gì, Hoàng Thảo cho biết: “Kế hoạch tiếp theo của mình là tìm cách tác động đến các cơ sở bán hàng vì đây chính là nguồn phát của túi nylon”. Theo Thảo, nếu tạo dựng được mạng lưới các cửa hàng, công ty quan tâm đến môi trường, quyết nói không với đồ nhựa dùng một lần cũng như túi nylon thì dần dần sẽ nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng. Từ đó tạo nên sự thay đổi.

Hiện tại, dự án đã kêu gọi được 20 cửa hàng trong nước tham gia chiến dịch Nói không với túi nylon bằng cách giảm giá khi khách hàng không sử dụng túi nylon của cửa hàng khi mua đồ. Bên cạnh đó, các buổi hội thảo, sự kiện hướng dẫn tái chế đồ đạc cũ, thay thế đồ dùng độc hại, bảo vệ môi trường vẫn tiếp tục được tổ chức.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa cuối tuần thử lẩu vịt om măng

0
(SGTT) – Với vị chua thanh đặc trưng từ măng, hòa quyện cùng vị ngọt thịt vịt, lẩu vịt om măng hứa hẹn mang...

Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng...

0
(SGTT) – Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được “điểm xuyết” bởi những thửa ruộng bậc thang...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Kết nối