Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Gánh nặng kinh tế của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hoàng Nhung – 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn thế giới hiện nay, giết chết hơn 3 triệu người mỗi năm và chỉ đứng sau bệnh tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.

benh-phoi-tac-nghen-man-tinh1

Phân tích về gánh nặng kinh tế của COPD ở một số nước của WHO cho thấy chi phí trực tiếp và gián tiếp liên quan đến bệnh rất lớn. Ví dụ như COPD chiếm tới 50% chi phí chăm sóc sức khỏe các bệnh hô hấp ở châu Âu và ước tính chi phí hàng năm dành cho COPD và thiệt hại do giảm năng suất lao động lên đến 48,4 tỉ euro.

Chương trình “Ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính toàn cầu (COPD)” diễn ra tại TPHCM hôm 15-11 do Hội Hô hấp TPHCM phối hợp với Công ty GSK Pte Ltd tổ chức, Phó giáo sư-bác sĩ Trần Văn Ngọc, Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM cho biết, tại Việt Nam, COPD hiện là bệnh tốn nhiều chi phí điều trị cũng như tổn thất về sức lao động của toàn xã hội.

Bác sĩ Nguyễn Như Vinh đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, hiện ở Việt Nam ước tính có khoảng 4,5% dân số mắc bệnh này (tương đương gần 4 triệu người). Bệnh thường do hút thuốc lá, sau đó là do sự tác động của môi trường ô nhiễm, các chất đốt sinh khối như than đá, củi trong môi trường sống.

Theo PGS.BS. Trần Văn Ngọc, chi phí điều trị bệnh COPD hiện nay rất cao, khoảng 2 triệu đồng/tháng nếu bệnh nhân dùng thuốc giãn phế quản. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối của bệnh có sử dụng kháng sinh, chi phí điều trị sẽ tăng lên gấp đôi. Nếu bệnh nhân nhập viện, chí phí điều trị hết khoảng 3 triệu đồng/ngày. Khi bệnh nhân bị suy hô hấp, chi phí điều trị sẽ lên 10 triệu đồng/ngày và có những trường hợp cá biệt, chi phí điều trị lên đến 100 triệu đồng/ngày.

Hơn nữa, do bệnh COPD thường xuất hiện kèm theo những bệnh khác khi diễn tiến nặng như suy hô hấp, suy tim, phổi, trầm cảm… nên chi phí thuốc được bảo hiểm y tế chi trả cho một đợt điều trị không nhiều.

Theo các chuyên gia, do bệnh nhân mắc bệnh này thường ở tuổi trung niên và người già, nên có những bệnh nhân có quá nhiều bệnh một lúc, nếu người bệnh đi khám nhiều chuyên khoa cùng lúc với nhiều toa thuốc được các bác sĩ kê, bệnh nhân không thể uống tất cả các toa thuốc cùng một lúc. Do đó, bệnh nhân phải tự chọn chữa bệnh nào trước thì uống toa thuốc ấy trước. Còn nếu bệnh nhân chọn khám tổng quát, thì cơ quan bảo hiểm y tế khống chế số lượng thuốc và số tiền bệnh nhân được hưởng. Do đó, bác sĩ phải rà soát lại xem có sự tương tác giữa các loại thuốc hay không, như thuốc dùng cho bệnh nhân suy tim thì không dùng cho bệnh nhân COPD.

Hội Hô hấp TPHCM cho rằng COPD gây gánh nặng to lớn cho kinh tế Việt Nam, từ chi phí điều trị trực tiếp như tiền thuốc, xét nghiệm và các chi phí gián tiếp, nên nhiều bệnh nhân phải nghỉ việc do giảm năng suất lao động, bỏ học, bỏ việc giữa chừng để dành thời gian điều trị.

509515155

[box] Thuốc lá và COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh thường gặp có thể dự phòng và điều trị triệu chứng, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở tiến triển ngày càng nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của đường thở và nhu mô phổi bởi các phần tử và khí độc hại. Các đợt bệnh cấp tính hay mắc các bệnh khác đồng thời cũng góp phần làm cho bệnh nặng hơn.

Hút thuốc là nguyên nhân thường gặp nhất của COPD. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khoảng 15-20% người hút thuốc lá bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, 85-90% bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do thuốc lá. Hút thuốc lá trên 20 gói/năm có nguy cơ cao dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung.

Những triệu chứng lâm sàng của COPD như khó thở, ho mạn tính hoặc tăng tiết đờm và có tiền sử tiếp xúc với các nguy cơ gây bệnh. Bệnh nhân COPD thường mắc phải những bệnh đi kèm như suy nhược, suy giảm chức năng cơ xương, hội chứng chuyển hóa, loãng xương, trầm cảm và ung thư phổi. Những bệnh đi kèm có thể xảy ra trên những bệnh nhân ở các mức độ tắc nghẽn dòng khí khác nhau, từ nhẹ, trung bình đến nặng và có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện hay tử vong một cách độc lập.[/box]

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Giải ngân vốn đầu tư công bốn tháng chưa đạt như...

0
(SGTT) - Theo đánh giá của Bộ Tài chính, ước tính tỷ lệ giải ngân bốn tháng của cả nước đạt 14,66% tổng kế...

Dòng người xếp hàng chờ tham quan Dinh Độc Lập trong...

0
(SGTT) - Sáng 30-4, Dinh Độc Lập đón nhiều người dân, du khách đổ về tham quan. Dòng người xếp hàng dài để chờ...

Thông toàn tuyến cao tốc từ Quảng Ngãi đến TPHCM năm...

0
(SGTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đơn vị liên quan nỗ lực để chậm nhất là 30-6-2025 hoàn thành dự...

Chứng nhận carbon thấp trong du lịch lần đầu tiên được...

0
(SGTT) – Nhà hàng The Field Hội An tại tỉnh Quảng Nam có thể được xem là doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa ngày lễ với cầu gai,...

0
(SGTT) – Do vẫn còn trong kỳ nghỉ lễ với những đêm tiệc tùng, nên buổi trưa của mọi người chỉ cần chọn món...

Về Phú Yên thăm hải đăng Gành Đèn

0
(SGTT) – Hải đăng Gành Đèn nằm ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách danh thắng Gành Đá Đĩa...

Kết nối