Thứ Ba, Tháng Năm 7, 2024

Du lịch sinh thái Lào: kế sinh nhai không còn là săn bắt động vật hoang dã

(SGTTO) – Du lịch sinh thái phát triển tại khu vực phía Bắc của Lào đã thay đổi lối sống của người dân nơi đây: từ săn bắt chuyển sang bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm.

Số lượng động vật hoang dã tăng

Đem lại lợi ích cho hơn 2.000 hộ gia đình thuộc 26 ngôi làng – chiếm 1/3 dân số địa phương, Vườn quốc gia Nam Et-Phou Louey đã trở thành một hình mẫu cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Lào.

Tiến sĩ Santi Saypanya – giảm đốc chương trình quốc gia của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã (WCS) – từng trả lời tờ Vientiane Times rằng du lịch sinh thái đang có những tác động tích cực đối với đời sống cư dân bản địa. Dân làng bán đồ ăn và nhiều sản phẩm khác cho du khách để tăng thu nhập, góp phần xây dựng các quỹ phát triển cộng đồng cũng như tài trợ cho các hoạt động bảo tồn khác.

Tiến sĩ Santi cho biết: “Chúng tôi nhận thấy số lượng loài động vật trong khu vực du lịch sinh thái đã có sự gia tăng. Năm 2009, du khách chỉ có thể nhìn thấy hai ba con vật trong hành trình của mình nhưng những năm gần đây, mọi người có thể nhìn thấy hơn 10 loài động vật khác nhau”.

Ngày càng có nhiều dân làng bắt đầu tham gia vào việc bảo tồn động vật hoang dã sau khi nhận thức được những lợi ích cũng như thu nhập có được từ việc bảo vệ này nhằm phục vụ các hoạt động du lịch.

Từ năm 2003, WCS đã hỗ trợ Ban Quan lý Nam Et-Phou Louey để xác định được các nhu cầu của dân làng đồng thời bảo đảm sự bảo tồn động vật hoang dã nhằm cân bằng việc cải thiện đời sống bản địa và việc bảo vệ môi trường tại đây. Bên cạnh đó, WCS cũng giúp đỡ phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái nhằm khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ sự đa dạng sinh học cũng như các loài động vật hoang dã.

Cuộc sống người dân tốt hơn

Ban đầu, cư dân địa phương tỏ ra lưỡng lự khi tha gia chương trình này. Nhưng mọi thứ thay đổi khi họ nhận ra những lợi ích khi trở thành một phần của du lịch sinh thái. Những người chủ thuyền và hướng dẫn viên tại đây từng sống dựa vào săn bắt và buôn bán thú rừng bất hợp pháp. Tuy nhiên, giờ đây, kế sinh nhai của họ đang đến từ chính du lịch tự nhiên.

Cuộc sống của dân làng Nam Et-Phou Louey trong suốt thập kỷ qua đã thay đổi dựa vào du lịch sinh thái, ngược lại hoàn toàn với sự phụ thuộc vào canh tác nương rẫy và chăn nuôi trước đó. Thậm chí, du lịch kết hợp với bảo tồn động vật còn là nguồn thu nhập cần thiết trong thời gian nền nông nghiệp giảm sút.

Theo tiến sĩ Santi, mỗi du khách dành khoảng 1,5 triệu kip (khoảng 3,8 triệu đồng) để tham quan Nam Nern Night Safari tại quận Huameuang, tỉnh Huaphan theo kiểu du ngoạn vườn quốc gia kéo dài một ngày bằng thuyền.

Trong chuyến đi này, du khách sẽ xuôi theo dòng sông trên một chiếc thuyền đuôi dài để tìm kiếm và quan sát những loài động vật quý hiếm. Nơi đây sinh sống các loài như nai, sói đỏ, hoẵng, các loài cầy hương, cầy gấm, mèo báo, trăn Miến Điện, rái cá và nhiều loài chim khác.

Khách du lịch có thể ngủ lại trong những bungalow giữa rừng và có thể đi bộ đường dài ở cự ly ngắn để tìm hiểu thêm về các loại thảo dược, ghé qua bảo tháp cổ hoặc trạm kiểm lâm.

Du lịch trekking ra đời

Dịch vụ du lịch sinh thái cũng đã xuất hiện tại Vườn quốc gia Nam Et-Phou Louey. Không chỉ vậy, với sự thành công của Nam Nern Night Safari, một số chương trình du lịch trekking ra đời tại quận Hiam và Viengkham năm 2016.

Những chương trình tekking này đem tới sự trải nghiệm như một nhà thực vật học thực địa trong vài ngày. Du khách sẽ được nhân viên vườn quốc gia và hướng dẫn viên địa phương – một “cựu” thợ săn. Theo đó, người tham gia sẽ theo dấu động vật hoang dã và xác định những bẫy máy ảnh được lắp đặt dọc theo những con đường mòn.

Khamkeo Thor, nhân viên của WCS tại Vườn quốc gia Nam Et-Phou Louey, cho biết khi safari đêm mở cửa, trong những năm đầu, chỉ có chưa tới 90 du khách đến đây. Tuy nhiên, năm 2019, có hơn 500 du khách (90% là người nước ngoài) đã tham gia những hoạt động du lịch sinh thái.

Tuy nhiên, Nam Et-Phou Louey là khu vực có sự đa dạng sinh học cao và cần được bảo vệ cẩn thận. Vì vậy, những người phát triển du lịch sinh thái tại đây luôn tin rằng ”Ít là nhiều” (“Less is More”), theo đó hướng tới những nhóm du khách nhỏ nhưng đem tới nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương lẫn vườn quốc gia.

Hiện nay, Nam Et-Phou Louey vẫn phải đối diện với những nguy cơ từ việc săn bắt và buôn lậu động vật quý hiếm. Đó cũng là lý do việc thấu hiểu và khuyến khích người dân bản địa tham gia bảo tồn hoang dã và phát triển du lịch sinh thái là vô cũng quan trọng.

“Hành trình nối những miền xanh” là chuỗi nội dung về du lịch xanh, do Sài Gòn Tiếp Thị Online thực hiện nhằm khuyến khích, vinh danh những địa điểm, ý tưởng làm du lịch có đóng góp trở lại cho môi trường, tạo cơ hội cho du khách gần gũi thiên nhiên. Nếu có ý tưởng hoặc muốn cộng tác liên quan nội dung này, mời bạn gửi về email: toasoan@sgtiepthi.vn hoặc nhắn tin trên fanpage: facebook.com/sgtiepthi.vn, hoặc tham gia giao lưu trên group facebook Thích du lịch Xanh.

Thuý An
Theo The Star

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Booking.com: Khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch...

0
Có đến 96% du khách Việt Nam khẳng định du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn của họ. Đồng...

Rợp sắc anh đào trong khuôn viên trường đại học Washington...

0
(SGTT) - Tháng 4 hằng năm, khi mùa Đông lạnh giá đi qua, hàng ngàn người dân Mỹ và du khách lại đổ về...

Đến Úc, chiêm ngưỡng sắc Thu vàng tại vườn bách thảo...

0
(SGTT) – Thời điểm này, cây cối trong vườn bách thảo Dandenong Ranges (thuộc vùng núi Dandenong, cách thành phố Melbourne khoảng 50km về...

Dạo bước ngắm nước Úc vào Thu

0
(SGTT) - Nếu như các nước ở Bắc bán cầu như Nhật Bản, Hàn Quốc… đang thu hút du khách bởi sắc hoa anh...

Loạt giải pháp kéo sếu đầu đỏ về Tràm Chim

0
(SGTT) – Vườn quốc gia Tràm Chim đang thực hiện nhiều biện pháp liên quan đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học,...

5 lý do thúc đẩy khách Việt chọn du lịch bền...

0
Các ưu đãi tài chính và trải nghiệm khi du lịch bền vững là hai yếu tố hàng đầu thúc đẩy khách Việt chọn...

Kết nối