Chủ Nhật, Tháng mười hai 15, 2024

Thách thức của Marketer trong thời đại “suy thoái kinh tế”

Sự sụt giảm mạnh mẽ về tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế đi đầu như Mỹ hay khu vực Eurozone, và làn sóng cắt giảm nhân sự hàng loạt từ các “gã khổng lồ” công nghệ đã báo hiệu một cuộc suy thoái toàn cầu mới sẽ xảy ra. Có khả năng, đây sẽ là lần đầu tiên trong hơn 80 năm, nền kinh tế thế giới phải trải qua 2 cuộc suy thoái chỉ trong vòng 1 thập kỷ. Bối cảnh đó đã đặt ra bài toán hóc búa cho đội ngũ marketing của mỗi doanh nghiệp.

Khả năng xảy ra suy thoái kinh tế giờ không còn là dự báo của các chuyên gia hay vấn đề của những nền kinh tế lớn mà đã được chứng minh qua những con số đáng báo động. Ngân hàng Thế giới (WB) vừa mạnh tay cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu của nhiều quốc gia xuống mức ngấp nghé suy thoái. Theo dự báo từ WB, tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế thế giới trong khoảng từ 2020-2024 sẽ đạt dưới 2%, mức bình quân 5 năm thấp nhất kể từ thập niên 1960.

Thị trường Việt Nam cũng không nằm ngoài những ảnh hưởng từ biến động kinh tế toàn cầu. Dựa trên báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), năm 2023 sẽ là thời điểm nền kinh tế của Việt Nam sẽ bị hạn chế do suy thoái toàn cầu, tăng trưởng thương mại chậm lại, lạm phát tăng cao. Người tiêu dùng có xu hướng gửi tiết kiệm thay vì mạnh tay chi tiêu.

Chính vì sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng và bối cảnh thị trường, bộ phận marketing - bộ phận có nhiệm vụ truyền thông thương hiệu, cầu nối doanh nghiệp, sản phẩm với khách hàng sẽ buộc phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Triển khai hoạt động marketing với số lượng nhân sự tối thiểu

Suy thoái kinh tế buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm hàng loạt nhân sự và duy trì số lượng ở mức nhất định, hạn chế các hoạt động tuyển dụng bổ sung. Điều này khiến cho bộ phận Marketing gặp không ít khó khăn trong việc lên ý tưởng, vận hành, đánh giá và xử lý các vấn đề phát sinh. Mặt khác, khối lượng công việc của các marketer phải đảm đương cũng tăng lên, để đảm bảo hiệu suất và mang lại doanh thu đòi hỏi sự hỗ trợ từ những giải pháp tự động hóa.

Thị trường thay đổi quá nhanh chóng

Thách thức lớn nhất đối với một marketer chính là phải cập nhật xu hướng mới mỗi ngày. Tốc độ đổi mới của thị trường, khách hàng và công nghệ ngày càng nhanh chóng, gây nên áp lực không hề nhỏ cho các nhân lực ngành marketing.

Điển hình là trong khoảng thời gian sau Covid-19, nền kinh tế chứng kiến sự hồi sinh của một số ngành trọng điểm, sức mua và nhu cầu chi tiêu của khách hàng tăng mạnh thì sang năm 2023 sẽ là “cú ngã ngựa” của hàng loạt sàn chứng khoán và sự “đóng băng” của ngành bất động sản, cùng rất nhiều nguyên nhân khác khiến người dùng thắt chặt chi tiêu.

Vì thế, các marketer phải nhận thức rõ sự thay đổi của thị trường để có thể đưa ra những cách nghĩ mới, cách làm mới thật sự hiệu quả.

Marketer buộc phải giới hạn ngân sách

Sự biến đổi khó lường của nền kinh tế buộc các CMO phải thắt chặt ngân sách chi tiêu cho các hoạt động marketing. Các marketer sẽ cần học cách phân bổ và sử dụng ngân sách một cách khôn ngoan hơn. Giới hạn điểm chạm và kênh hiển thị với khách hàng có thể khiến độ nhận điện của thương hiệu bị ảnh hưởng, tuy nhiên bạn vẫn có thể dựa vào các giải pháp công nghệ để tiết kiệm ngân sách và làm cơ sở để xác định các phương thức tiếp cận tiềm năng, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Thiếu chiến lược cụ thể và công cụ đo lường hiệu quả

Đây thường là lý do khiến nhiều doanh nghiệp không thể bám trụ qua khoảng thời gian suy thoái. Khi các marketer chưa thực sự có cái nhìn đúng đắn về bối cảnh thị trường, thay đổi trong hành vi người dùng, cũng như xây dựng lộ trình, đề ra các mục tiêu dài hạn thì hiệu quả cho các hoạt động marketing sẽ luôn trượt dài trong thất bại.

Phần lớn nhân sự trong bộ phận Marketing đều gặp khó khăn khi lựa chọn công cụ, giải pháp phù hợp với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhiều nền tảng khác nhau cũng khiến Marketer khó khăn trong việc tích hợp chúng về sau cũng như tìm giải pháp để quản lý, đo lường hiệu quả.

Các bộ phận chưa phối hợp nhịp nhàng

Hoạt động quy hoạch lại bộ máy nhân sự và quy trình vận hàng sẽ xảy ra ở tất cả các phòng ban chứ không chỉ riêng bất kỳ bộ phận nào. Vì thế, nếu muốn thúc đẩy, duy trì hiệu suất công việc, cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn, thống nhất giữa nội bộ các phòng ban và giữa các bộ phân với nhau, hạn chế sự phân công chồng chéo hay mâu thuẫn xảy ra.

Như vậy, để có vận hành, quản lý và thúc đẩy hoạt động marketing hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp sẽ cần tới sự hỗ trợ từ các giải pháp tự động hóa. Trên thị trường các cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiện nay, BizCRM đang được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ của mình.

Là một giải pháp đi đầu trong quản lý và khai thác dữ liệu khách hàng, BizCRM có thể tùy biến tính năng để giải quyết các bài toán đặc thù cho từng doanh nghiệp. Khả năng tự động thu thập dữ liệu đa kênh, sàng lọc, phân tích, loại bỏ trùng lặp giúp cho các marketer có được chân dung đầy đủ nhất về khách hàng mục tiêu. Với sự trợ giúp của BizCRM, phòng marketing sẽ được cung cấp cơ sở đáng tin cậy để hoạch định chiến lược.

Dù doanh nghiệp của bạn có quy mô nhỏ hay lớn, Bizfly luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp cho bạn những giải pháp chuyển đổi số phù hợp với mục tiêu, giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp. Đáng chú ý, doanh nghiệp có thể hoàn toàn yên tâm về độ bảo mật khi hệ thống được theo dõi chặt chẽ và dự phòng đầy đủ, đảm bảo độ sẵn sàng tối thiểu ở mức 99,99%.

Hơn thế nữa, hệ sinh thái Bizfly đã có sẵn trọn bộ giải pháp CRM, Chatbot, Email, SMS, Cloud Server,... sẽ mang đến cho doanh nghiệp giải pháp chuyển đổi số toàn diện, dễ dàng quản lý và đo lường hiệu quả.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối