Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Myanmar: Phụ nữ dẫn đầu giới khoa học

Hoàng Xuân Phương –

Những sự trách móc, những điều than phiền về sự bất bình đẳng giới, về sự mất cân bằng nam nữ trong các tổ chức hay doanh nghiệp e rằng nhiều lúc không đúng, ít ra là với trường hợp phụ nữ là khoa học gia.

Tỷ lệ nữ khoa học gia toàn cầu hiện nay vẫn chiếm ở mức trên dưới 30%, nhưng với Myanmar, báo cáo từ năm 2002 đã cho thấy các nữ tiến sĩ làm việc trong ngành khoa học và giảng dạy đã chiếm đến 85,5%. UNESCO – tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc – vẫn chưa biết nguyên nhân tại sao. Nhưng thống kê trong năm 2013 tại trường Đại học Yangon của Myanmar cũng cho thấy trong số 45 vị giáo sư và phó giáo sư giảng dạy tại đó đã có tới 31 vị là nữ. Nữ tiến sĩ Thazin Han, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thực phẩm tại Vụ Nghiên cứu và Sáng tạo thuộc Chính phủ Myamar, cho biết chín trong mười vị giáo sư làm việc tại cơ quan này là nữ.

Vì lý do kinh tế

Phụ nữ ở Myanmar làm công nghệ giỏi hơn nam giới.

Tiến sĩ Han cho biết nhiều nữ khoa học gia nhận làm việc ở các cơ quan chính phủ vì đặc trưng kinh tế tại Myanmar, nơi những người đàn ông phải tìm việc khác có thu nhập cao hơn để gánh vác gia đình. Trong số các thử thách đối với giới khoa học nước này có việc nhiều trường đại học không có quỹ nghiên cứu triển khai R&D. Bản thân bà Han cũng đã chuyển việc từ một trường đại học nơi bà công tác sáu năm để gia nhập vào đội ngũ công chức nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ cho việc thực hiện đề tài lấy vỏ tôm làm phân bón.

Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc nữ khoa học gia tại nhiều nước đông hơn các đồng nghiệp nam giới của họ. Nhưng UNESCO ghi nhận tỷ lệ này xấp xỉ hay khá cao tại một số nước, trong đó tại Thái Lan là 53,3% và tại Tunisia là 53,9%. Nhiều người còn nhớ chuyện nữ giáo sư ngành hóa, tiến sĩ Patchanita Thamyongkit, Phó hiệu trưởng Đại học Chulalongkorn bị ban thư ký ghi nhầm là nam khi lên nhận một giải thưởng danh giá trong năm 2008. Bà Patchanita cho biết Thái Lan có nhiều nữ khoa học gia, một phần nhờ được khích lệ bởi việc công chúa Chulabhorn cũng là một tiến sĩ ngành hóa, và được mời tham gia vào Viện hàn lâm Hoàng gia tại Anh Quốc.

Giáo sư Thamyongkit cho biết công việc nghiên cứu và giảng dạy rất thích hợp với các khoa học gia nữ, và trên thực tế nghề này ít bị ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ cùng chăm lo gia đình của người phụ nữ. Bà cũng cho biết các trường đại học thường mở thêm một trường dạy trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 12, và các nữ giáo sư một khi mang thai có thể đăng ký để các em sau này học hành tại đó. Trái lại ở Tunisia các khoa học gia nam cũng như nữ gặp rất nhiều khó khăn do nền kinh tế yếu kém. Và, theo dự án Shemera thuộc Cộng đồng Châu Âu cho biết 76% nữ khoa học gia tại đây chọn những ngành về khoa học đời sống. Trong khi đó Viện quốc gia thống kê Tunisia cho biết thất nghiệp đại học nay ở mức 19% đối với nam và 41% đối với nữ sinh viên ra trường.

Cần thay đổi môi trường làm việc

Trong khi có rất nhiều lời than phiền về tình trạng bất bình đẳng nam nữ trong các tổ chức công quyền cũng như dân sự thì việc nghiên cứu chuyên sâu về các nguyên nhân vẫn còn giới hạn, không chỉ ở các nước đang phát triển mà cả ở các nước đã kỹ nghệ hóa.

Một bản báo cáo mới đây của chương trình Metropolitan Policy thuộc viện Brookings Institution dưới tựa đề Digitalization and the American Workforce (số hóa và lực lượng lao động tại Hoa Kỳ) cho thấy năng lực công nghệ của nữ giới cao hơn nam giới, so giữa hai điểm số 48 và 45. Bản báo cáo cho thấy điều đáng tiếc là phần lớn phụ nữ dừng lại ở mức phát triển năng khiếu mà ít khi chịu đăng ký vào các vị trí công việc bậc cao, và đây là nguyên nhân tại sao thu nhập của nữ giới thường thấp hơn nam giới đến 30%. Trong số những công nhân đến từ châu Á, 21% chiếm những vị trí bậc cao trong ngành máy tính và ngành toán và 12% trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.

Sự việc các nữ khoa học gia đã rất thành công ở những lĩnh vực thích hợp trong những môi trường thích hợp và việc Brookings Institution cho biết trình độ công nghệ của nữ giới có thể thích hợp với trào lưu số hóa đang diễn ra trên khắp thế giới, từ cấp chính phủ, chính quyền đến công ty, doanh nghiệp và trường, viện là những hồi chuông báo động cho các nhà hoạch định chính sách. Muốn có sự bình đẳng giới tính, muốn không mất đi sự cân bằng nam – nữ thì điều đầu tiên phải làm là thay đổi môi trường làm việc thành một hệ sinh thái lành mạnh, chấp nhận những thiên chức tự nhiên của người cha cũng như người mẹ, và hướng tới phát huy những năng khiếu riêng biệt của mỗi người mà không phân biệt giới tính hay tuổi tác, màu da, sắc tộc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ thể thao

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ các môn thể thao đang ngày càng thịnh...

Lưu giữ nghề yến truyền thống 150 năm trên Cù Lao...

0
(SGTT) – Với lịch sử hơn 150 năm, nghề yến trên đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã thu...

Ngày 3-5, đã có 450 người nhập viện do nghi ngộ...

0
Sáng 3-5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai thông tin mới nhất về vụ việc ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì...

Trekking khám phá hang động núi lửa Chư B’luk

0
(SGTT) - Ẩn mình trong núi rừng Tây Nguyên, hang động núi lửa Chư Bluk là một trong những địa điểm trekking yêu thích...

Booking.com: Khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch...

0
Có đến 96% du khách Việt Nam khẳng định du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn của họ. Đồng...

Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa...

0
(SGTT) – Là món ăn bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, bánh củ cải ở TPHCM được bày bán từ xe...

Kết nối