Thứ Năm, Tháng Năm 2, 2024

Hơn 30% hộ dân chịu ảnh hưởng do giá hàng hóa, dịch vụ tăng cao

(SGTT) – Khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, trong 8 tháng năm 2023, theo ghi nhận từ các hộ gia đình, có 30,1% hộ đang phải chịu ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao.
Hơn 30% hộ gia đình đang chịu ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao. Ảnh minh hoạ: Một quầy rau ở siêu thị Co.opmart. Ảnh: N.K

TTXVN dẫn thông tin từ khảo sát tình hình đời sống của hộ dân cư do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, trong 8 tháng năm 2023, tác động của các sự kiện tiêu cực đến đời sống được các hộ gia đình đánh giá là 30,1% hộ đang chịu ảnh hưởng do giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao; 5,3% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với con người và 2% hộ gia đình chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh đối với vật nuôi, cây trồng.

Các nguyên nhân chính làm cho thu nhập giảm được các hộ gia đình đánh giá là 37,8% hộ gia đình có thành viên mất việc làm/tạm nghỉ việc; 22,9% hộ đánh giá do chi phí đầu vào cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ tăng và 21,9% hộ đánh giá do giá bán các sản phẩm từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ giảm.

Cũng trong 8 tháng năm 2023, có 9,9% hộ gia đình được phỏng vấn nhận được sự trợ giúp từ các nguồn hỗ trợ khác nhau; trong đó, tỷ lệ hộ nhận được trợ giúp từ họ hàng, người thân là 6,5%; từ các chương trình, chính sách của địa phương là 3,4%; từ các chương trình, chính sách chung của quốc gia là 3,1%; từ các hoạt động từ thiện của các tổ chức và cá nhân khác là 1,6% và 0,02% từ các nguồn khác.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến đời sống trong 8 tháng năm 2023 của các hộ gia đình. Theo đó, làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2023 tăng 0,88% so với tháng trước. Bình quân 8 tháng năm 2023, CPI tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4,57%.

Trong mức tăng 0,88% của CPI tháng 8-2023 so với tháng trước, nhóm giao thông tăng cao nhất với 3,85% (làm CPI chung tăng 0,37 điểm phần trăm) chủ yếu do giá xăng tăng 9,85%; giá dầu diesel tăng 15,9%; giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,79%; giá xe đạp, xe máy, xe ô tô mới tiếp tục tăng lần lượt 0,42%; 0,12% và 0,16%.

N.Tân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tạp hóa truyền thống được ‘nâng cấp’ lên mô hình hiện...

0
(SGTT) - Giờ đây, các cửa hàng tạp hóa truyền thống có thể mua hàng hóa trực tiếp từ hệ thống siêu thị với...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng...

0
(SGTT) - Theo Tổng cục thống kê, trong 10 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu...

‘Vũ khí bí mật’ của nền kinh tế Mỹ: nhóm dân...

0
(SGTT) - Nhóm dân số già từ 65 tuổi trở lên đạt tỷ lệ chi tiêu cao kỷ lục trong tổng chi tiêu của...

Kích cầu tiêu dùng để kích thích tăng trưởng

0
Cầu tiêu dùng suy yếu đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng lên động lực mở rộng đầu tư, hoạt động sản...

Nhiều doanh nghiệp đồng loạt giảm giá, tung khuyến mãi trong...

0
Nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ tại TPHCM đã công bố hoạt động khuyến mãi, giảm giá dành cho đa dạng nhóm ngành hàng...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa có tăng cao khi nhà...

0
Số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất...

Kết nối