Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Học cách bảo vệ con khỏi kẻ xấu

Chương Anh (TPHCM) –

Những câu chuyện bắt cóc trẻ em trước đây lâu lâu mới nghe, đọc thấy một vụ. Ít đến nỗi đó như là chuyện của ai đó chứ không phải chuyện của nhà bạn, nghe rồi cũng quên mất. Còn bây giờ thì sao?

Chị bạn tôi có hai con nhỏ đang ở tuổi học mầm non và tiểu học, nói mỗi sáng mở mạng xã hội Facebook hay mở trang báo mạng hàng ngày ra chị luôn mong sao đừng nhìn thấy tựa bài chia sẻ hay thông tin về một vụ bắt cóc con nít. Hôm nào không thấy thì mừng rơn, còn hôm nào thấy thì tim giật thon thót, vừa mở xem vừa hồi hộp. Như vụ bắt cóc gần đây ở quận Tân Bình, TPHCM, vì không xảy ra ở gần nơi học của con nên chị thấy nhẹ nhõm hơn một chút. Tuy vậy chị vẫn lo lắng nặng nề mà không dám nói ra cho con nghe, sợ ảnh hưởng đến con nhỏ.

Nếu giả định rằng nạn bắt cóc đang được nói trong thời gian gần đây là có thật, vậy bạn – là bố mẹ – sẽ làm gì? Thật ra tôi nghĩ những ông bố bà mẹ lo lắng cho sự an nguy của con mình chỉ cần làm đúng vài chuyện thôi là đã giúp được con mình nhiều rồi.

Thứ nhất, bố mẹ có con ở trường mầm non hãy dành lấy nhiệm vụ đưa-rước con. Nếu không thể sắp xếp thời gian thì hãy nhờ người nhà, người làm dịch vụ làm thay. Tuy nhiên, bạn nên giới thiệu người này với cô giáo của con, với chú bảo vệ của trường và đừng quên giải thích với con về người sẽ rước về nhà. Bạn nên khuyến khích con phải chào hỏi chú bảo vệ để “nhắc” chú bảo vệ nhớ mặt con mình và người đưa rước.

Thứ hai, với các bé tiểu học, bố mẹ nên chuẩn bị thức ăn sáng và quà vặt từ nhà mang theo. Không nên cho tiền rồi để con tự quyết phần ăn uống, vì con sẽ ra cổng trường vừa ăn những món không bảo đảm vệ sinh, vừa dễ bị kẻ xấu tiếp cận. Nhiều trẻ còn đeo nữ trang đến trường nên càng dễ trở thành “mồi” của kẻ xấu.

Thứ ba, cả với trẻ tiểu học và mầm non, bố mẹ nên nói chuyện với con về những mối nguy hiểm ở học đường. Cuộc nói chuyện sẽ vui nếu đó là những trò hỏi-đáp giữa cha mẹ và con cái. Hỏi để biết con suy nghĩ gì, từ đó bổ sung cho con các kiến thức cơ bản để tự bảo vệ mình.

Ví dụ, nội dung có thể xoay quanh người lạ, như đó là người như thế nào? Con sẽ làm gì khi có người lạ nói sẽ đưa con về nhà với bố mẹ? Hãy dạy các bé việc giữ khoảng cách với người lạ, cách tìm sự trợ giúp khi bị người lạ tấn công.

Thứ tư, nên cho con học võ để bé rèn luyện sức khỏe. Qua đó cũng giúp con rèn được thói quen quan sát, để ý tới những cử động bất thường của người đối diện và đặc biệt là học giữ một khoảng cách nhất định với người xung quanh…

Thôi thì gia đình nhỏ của bạn cũng nên diễn tập trò chống bị bắt cóc, xem như là cách tự cứu lấy mình nếu không may gặp sự cố.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Mua bán 5 trứng rùa biển, phạt 24 tháng tù và...

0
(SGTT) - Tòa án Nhân dân huyện Côn Đảo vừa xét xử 2 đối tượng mua trứng rùa biển, một đối tượng cung cấp...

Sáng kiến Điểm đến An toàn cùng doanh nghiệp phát triển...

0
(SGTT) - Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành, chương trình đang cùng...

Các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ thể thao

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ các môn thể thao đang ngày càng thịnh...

Kết nối