Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Giễu nhại để tạo dấu ấn

Parody là thuật ngữ chỉ việc nhái lại một tác phẩm gốc nào đó nhưng dùng thủ pháp hài hước, giễu nhại. Phong trào parody đã khởi đầu ở Việt Nam cách đây vài năm, đến khi Huỳnh Lập bắt đầu các video ca nhạc (MV) hài hước thì phong cách này càng thu hút thêm nhiều diễn viên trẻ tham gia.

Quang Trung trong MV parody Bùa yêu

Dễ gây ấn tượng

Quang Trung là một diễn viên trẻ được biết đến từ cuộc thi hài Cười xuyên Việt. Chiến thắng tại cuộc thi này giúp Quang Trung được nhiều khán giả biết đến, từ đó, anh được mời vào phim Lôtô – một bộ phim tạo ấn tượng rất tốt trong công chúng. Dẫu vậy, Quang Trung thấy hình ảnh và tên tuổi của mình vẫn còn chưa lan tỏa rộng trong công chúng nên anh đã thực hiện MV với phong cách giễu nhại có tên Bùa yêu. Bùa yêu chính là MV ca nhạc của ca sĩ Bích Phương, thu hút đến 43 triệu lượt xem trên YouTube sau hai tuần phát hành. Điều này cho thấy khi thực hiện MV parody Bùa yêu, Quang Trung đã tranh thủ được một lợi thế rất lớn từ bản gốc. Do đó, tuy ngày chính thức ra mắt là 2-6-2018 nhưng trailer giới thiệu trên YouTube mới tung ra được vài ngày đã thu hút 30.000 lượt xem.

Cũng như các MV parody khác, Quang Trung lấy lại ý tưởng (concept) của bản gốc và kể lại câu chuyện theo một hướng hài hước. Đây là điều mà anh đã học được sau khi tham gia một vai diễn trong MV parody Em gái mưa của Huỳnh Lập. Về bản parody của Huỳnh Lập thì anh đã xin phép Hương Tràm sau khi nữ ca sĩ gặt hái được thành công lớn với MV Em gái mưa. Tất cả bối cảnh, trang phục và bài hát giữa bản gốc và bản parody đều y hệt nhau. Chỉ khác nếu như câu chuyện trong Em gái mưa bản gốc là câu chuyện tình yêu tuổi học trò lãng mạn, nhẹ nhàng thì MV parody của Huỳnh Lập có nhiều tình tiết éo le vô cùng hài hước. Tính đến nay, số lượt xem MV parody Em gái mưa của Huỳnh Lập đã qua mức 19 triệu, một con số đáng mơ ước. Thông số này không chỉ giúp cho hình ảnh nghệ sĩ được lan tỏa rộng mà nó còn mang lại cho nhân vật số tiền không nhỏ từ quảng cáo qua YouTube. Dễ gây ấn tượng, tranh thủ được lượng người hâm mộ đông đảo, lại kiếm được tiền nên parody đang được các nghệ sĩ trẻ rất ưa chuộng. Các parody Việt khá nổi bật ngoài Huỳnh Lập còn có BB Trần, Phở và nhiều nhóm nghệ sĩ trẻ khác.

Đầu tư đơn giản

Hình thức thực hiện một parody vô cùng phong phú. Có thể là nhại lại một bài hát, một đoạn kịch, một tình huống game-show, hay bất cứ điều gì thú vị đã thu hút sự chú ý của công chúng. Vì sản phẩm parody dựa trên một sự việc có sẵn nên sự đầu tư về vốn và kỹ thuật không cần nhiều. Đối với những diễn viên nghiêm túc và chỉn chu như Quang Trung thì mức đầu tư về trang phục, cảnh trí, bối cảnh của MV parody Bùa yêu tuy đáng kể nhưng hoàn toàn là con số nhỏ nếu so với kịch bản bình thường khác không thuộc dòng parody. Lý do vì khi làm một sản phẩm nghệ thuật không phải parody, ê-kíp phải tốn tiền mua kịch bản, tốn tiền tìm kiếm bối cảnh, tốn tiền thuê họa sĩ thiết kế cảnh trí, thuê đạo diễn, thuê thiết kế thời trang, còn với parody, ê-kíp tiết giảm được chi phí cho các khoản kể trên rất nhiều. Điều quan trọng là ý tưởng hài hước cần được lồng ghép sao cho thật duyên dáng, lấy được tiếng cười.

Nói cách khác, diễn viên trẻ không có bệ đỡ mạnh về tài chính nhưng muốn nhanh chóng tạo ấn tượng với công chúng, nhất là công chúng trẻ, thì theo đuổi phong cách parody sẽ thuận lợi hơn việc đầu tư cho một chương trình hoành tráng. Bởi, bối cảnh có khi chỉ là một phòng thu đơn giản, nếu câu chuyện được mô phỏng không cần ngoại cảnh; chỉ cần vài diễn viên phụ nếu câu chuyện không cần đông người…

Tuy nhiên, không có nghĩa là thực hiện một sản phẩm parody một cách qua loa, đại khái thì cũng thành công được. Hiện có rất nhiều các sản phẩm parody tạo được sức hút nhất định và để ý kỹ thì các diễn viên trẻ đều thực hiện đều là những người có thực lực. Riêng trong lĩnh vực hài thì họ là những người có duyên, biết cách dùng tình tiết hài hước bất ngờ đánh trúng tâm lý của khán giả. Hay có thể chốt lại như chia sẻ của Quang Trung: “Để thực hiện MV parody Bùa yêu, tôi nghe đi nghe lại bài hát này của Bích Phương nhiều đến mức nhập tâm. Tôi quan sát tỉ mỉ cử động cơ thể, ánh mắt và nét mặt để nắm bắt được cái hồn câu chuyện. Từ đó, tôi mới có thể sáng tác nên các tình huống hài hước phù hợp với câu chuyện ở bản gốc. Nếu không hiểu bản gốc, tôi sẽ không thể tạo ra một MV parody sinh động và vui nhộn như mong muốn”.

Tam Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du lịch Quảng Nam ‘khơi chuyện’ để tiếp cận du khách...

0
(SGTT) - Bước vào mùa Hè cũng là cao điểm của mùa du lịch, việc tung ra các gói kích cầu đúng thời điểm...

Cảnh báo lừa đảo xuất khẩu lao động sang Canada

0
(SGTT) - Công an thành phố Hà Nội cho biết thời gian qua phát hiện một số quảng cáo được đăng tải trên các...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Ngắm phố Huế mùa hoa điệp vàng nở rộ

0
(SGTT) - Những ngày tháng Tư, hoa điệp vàng lại bung nở trên những con đường, góc phố ở xứ Huế mộng mơ. Rực...

Hai nút giao trên cao tốc Mai Sơn – quốc lộ...

0
(SGTT) - Hai nút giao Thiệu Giang và Đồng Thắng thuộc cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45 tạm dừng hoạt động chỉ...

Không được từ chối đăng kiểm xe đã đặt lịch hẹn...

0
(SGTT) – Cục Đăng kiểm yêu cầu trung tâm đăng kiểm không được từ chối tiếp nhận kiểm định xe đã đặt lịch thành...

Kết nối