Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Giá dầu sụt, lao động Philippines mất việc

Linh Nguyễn –  

Sau hai năm làm việc tại Saudi Arabia, Arman Abelarde đã đóng gói hành lý của mình trong tháng 9 vừa qua và trở về nhà tại Philippines, tham gia vào cuộc di cư của nhiều lao động người nước ngoài là những nguồn lao động chính ở vùng vịnh Arab khoảng nửa thế kỷ nay, Bloomberg cho hay.

philippinesHàng loạt người lao động Philippines đang rời khỏi Trung Đông.

Abelarde, 47 tuổi, làm bảng pa nô điện ở Riyadh, nhưng công ty của anh cũng giống như nhiều công ty khác đang sa thải nhiều nhân viên và dần đóng cửa do không có nhiều dự án cũng như những hợp đồng của chính phủ ngày càng ít dần. “Tôi chưa bao giờ tưởng tượng được rằng điều này sẽ xảy ra – rằng Saudi sẽ trở nên suy sụp”, Abelarde nói.

Theo Bloomberg, đối với các thế hệ người Philippines, Saudi Arabia là một vùng đất của những cơ hội vàng, tràn ngập những khoản doanh thu dầu để hỗ trợ các ngành công nghiệp và những dự án xây dựng. Khi nền kinh tế thế giới bùng nổ và giá dầu tăng vọt lên 140 đô la/thùng, đã làm Saudi Arabia trở nên hào phóng. Tuy nhiên, giờ đây buổi tiệc hào phóng ấy kết thúc khi giá dầu thô rớt xuống thấp hơn 30 đô la/thùng, buộc chính phủ phải bắt tay vào việc cắt giảm những khoản chi tiêu lớn.

Tình trạng ở Saudi Arabia đang phản ánh một sự thay đổi đi ngược lại với tình trạng nhập khẩu lao động đang loang ra khắp thế giới và một chiến dịch khẩn cấp về lao động di cư ở những đất nước như Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc.

Saudi Arabia, United Arab Emirates (UAE – Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Qatar và các nền kinh tế phụ thuộc vào dầu khác trong khu vực là điểm đến hàng đầu cho những người lao động Philippines ở nước ngoài. Số tiền được gửi về nhà từ tài khoản của hơn 10 triệu lao động tại nước ngoài chiếm tới 10% GDP của nền kinh tế Philippines.

“Nhiều người dân Philippines đã quá phụ thuộc vào những công việc ở vùng Trung Đông”, Emilio Neri, chuyên gia kinh tế ở Manila cho biết. Theo ông, Trung Đông đang gặp khó khăn và sẽ không thể thu hút nhiều lao động như trước đây. Vì vậy, lượng kiều hối gửi về cho Philippines trong tương lai đang có chiều hướng xấu đi.

Hơn 8.000 người Philippines đã bị mất việc làm ở Saudi Arabia trong năm nay. Nó đang đe dọa dòng chảy tài chính của gia đình có những lao động ở nước ngoài và sự ổn định của ngoại hối.

Giá dầu giảm cũng ảnh hưởng đến một bộ phận lao động ở hải ngoại được thuê mướn trên những tàu buôn và tàu chở hàng trên biển. Nhu cầu việc làm cho thủy thủ và thuyền viên giảm 44% trong tháng 1 đến tháng 7 so với một năm trước đó, Ngân hàng trung ương Philippines cho biết. Những thủy thủ người Philippines chiếm khoảng 25% trong tổng số 1,5 triệu người đi biển trên toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới trong một báo cáo tháng này dự báo những nguồn kiều hối đến Philippines sẽ tăng 2,2% đến 29 tỉ đô la Mỹ trong năm nay, tốc độ chậm nhất trong vòng một thập kỷ qua. “Những nguồn kiều hối ngày càng trở nên không ổn định. Giá dầu thấp đang thắt chặt một lượng kiều hối từ Trung Đông đổ về”, Frederic Neumann, đồng trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC Holdings Plc ở Hồng Kông cho biết.

Hơn 1,4 triệu người Philippines đã ra nước ngoài làm việc vào năm 2014, với gần 1 triệu người đã và đang tới Trung Đông, theo số liệu mới nhất từ chính phủ nước này. Khoảng 400.000 người đã đến Saudi Arabia trong khi UAE đón khoảng 250.000.

Khi giá dầu rớt giá mạnh, những nỗ lực của Saudi Arabia nhằm cắt giảm chi tiêu đã gây tác động đến ngành công nghiệp xây dựng. Các công ty như Saudi Oger Ltd. và Saudi BinLadin Group đã phải trì hoãn tiền lương và cắt giảm hàng chục ngàn việc làm trong ngành. Các nền kinh tế trong khu vực đang chậm lại cũng gây thiệt hại cho nhu cầu của vô số các dịch vụ mà người Philippines đang cung cấp.

Saudi Arabia đã đưa ra một chương trình có tên gọi là Nitaqat vào năm 2011 nhằm tăng số lượng người nước ngoài làm việc trong khu vực tư nhân. Gần đây hơn, khi chính phủ trì hoãn các hợp đồng xây dựng và trả lương chậm, hàng ngàn công nhân người nước ngoài bị mắc kẹt vào hoàn cảnh khó khăn vì không có lương. Công ty của Abelarde cũng không có những khoản dự trữ. Trong hai tháng cuối của mình, anh đã không có việc gì để làm, chứng kiến công ty sa thải dần từng nhân viên rồi cuối cùng đến lượt mình.

Ông chủ của anh ấy nói rằng ông ta không có sự lựa chọn nào khác. Anh ấy có thể trở về nhà trong khi họ vẫn còn có đủ khả năng trả tiền vé máy bay cho anh ta, hoặc có nguy cơ rủi ro mắc kẹt khi công ty chính thức đóng cửa. Anh ấy đã chấp thuận lời đề nghị, từ bỏ 700 đô la Mỹ/tháng, gấp ba lần so với mức lương tối thiểu ở Manila. Trở về nhà, anh ấy làm thợ hàn, thợ sơn nhà và tài xế Uber – bất cứ các nghề lặt vặt khác để kiếm sống và nuôi gia đình vì không muốn trở thành kẻ vô công rỗi nghề.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Mua bán 5 trứng rùa biển, phạt 24 tháng tù và...

0
(SGTT) - Tòa án Nhân dân huyện Côn Đảo vừa xét xử 2 đối tượng mua trứng rùa biển, một đối tượng cung cấp...

Sáng kiến Điểm đến An toàn cùng doanh nghiệp phát triển...

0
(SGTT) - Sáng kiến Điểm đến An toàn do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành, chương trình đang cùng...

Các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ thể thao

0
(SGTT) - Trong những năm gần đây, các xu hướng thời trang lấy cảm hứng từ các môn thể thao đang ngày càng thịnh...

Lưu giữ nghề yến truyền thống 150 năm trên Cù Lao...

0
(SGTT) – Với lịch sử hơn 150 năm, nghề yến trên đảo Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, đã thu...

Ngày 3-5, đã có 450 người nhập viện do nghi ngộ...

0
Sáng 3-5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai thông tin mới nhất về vụ việc ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì...

Kết nối