Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Cây chanh rừng vào quán ăn

DIỆU THUẦN –

Theo người bán, đây là loại chanh mọc tự nhiên, lá cây có hình dáng ngộ nghĩnh, giống hình số tám, dùng chế biến các món ăn, nhất là thịt gà.

Vài trăm ngàn đồng một ký lá

XH_3Món gà hấp lá chanh rừng được trang web nhavuontaigia.com hướng dẫn nấu.

Cây chanh rừng (còn gọi là cây lá chúc, cây số tám), được nhiều người cho là có nguồn gốc ở tỉnh An Giang. Lá của cây trong quá trình phát triển, đoạn giữa thắt eo lại rồi lại tiếp tục nở ra nên có hình như hai vòng tròn của số tám. Vì thế, nhiều người cũng gọi cây này là “cây số tám”. Theo lời kể của những người trồng và bán loại cây này, ban đầu, cây chỉ mọc hoang dại trên rừng, ngoài đồng. Sau đó, người ta dùng lá của nó để chế biến các món ăn.

Tại TPHCM, từ trái, lá và giống của loại cây này hiện đang có bán. Tại khu “chợ Campuchia” trên đường Lê Hồng Phong (quận 10), các tiểu thương bán loại lá chanh rừng với giá 200.000 đồng/kg. Nhiều người mua về để pha nước gội đầu hoặc làm gỏi trộn thịt gà, cá lóc.

Riêng với cây giống, giới chơi cây kiểng săn mua chanh rừng với giá từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu đồng/cây. Anh Tuấn Anh (quận Tân Bình) là một người mê trồng chanh rừng kiểng. Theo anh, loại cây này có hình số tám rất lạ mắt và trái nhìn xù xì cũng lạ mắt không kém. Anh cho biết, vừa mua hai cây với giá 10 triệu đồng về trồng. Trước đó, anh đã trồng được một cây nhưng thấy chưa để làm kiểng nên dùng để chế biến các món ăn của gia đình. “Lá cây chanh rừng mang hấp với gà thì rất ngon”, anh nói.

Công ty Tân Đông (ở phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức) hiện cũng thu mua và phân phối các mặt hàng từ cây chanh rừng. Ngoài phân phối cây chanh rừng trong nước, nhất là thị trường TPHCM, hiện nay, công ty này còn xuất lá chanh rừng sang các nước châu Âu với giá 220.000-250.000 đồng/kg. Bà Ngọc Hà, giám đốc công ty này cho biết, lá chanh xuất sang thị trường châu Âu có hai dạng, dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm riềng, ớt hiểm và sả cây tạo hương vị hoàn thiện của món lẩu. Dạng thông thường thì chỉ đóng gói lá chanh thành những túi nhỏ và được cấp đông hoàn toàn. “Để có hàng phân phối ở thị trường trong nước và xuất khẩu, công ty phải cho người thu mua các sản phẩm từ cây chanh rừng ở An Giang và các vùng lân cận”, bà Hà nói.

Mở quán vì thích cây

ff

Khác với chanh thường, loại cây này có phần vỏ trái xù xì và không được tròn.

Ông N.Đ. (quận 2) cho biết mình là người thích ăn món gà chế biến kèm lá chanh rừng. Ông kể, trong một lần về An Giang công tác, ông được người dân địa phương đãi món gà hấp nên thích. Về Sài Gòn, nhớ vị món này, ông đi tìm quán để ăn rồi sau đó tìm luôn cây về trồng tại nhà. Theo những người sử dụng, loại chanh này phải biết cách bóc lột mới cảm nhận hết giá trị của nó. Múi nó lớn cỡ múi quýt, nước cốt chua dịu, nhiều gấp đôi chanh giấy và ít hạt. Lật vỏ chanh lại rồi nặn thì những giọt tinh dầu bắn ra thơm phức. Chính vì điều đó mà nhiều chuyên gia nấu ăn đã sử dụng lá, vỏ, nước cốt quả chanh rừng này khử mùi tanh các loại thực phẩm có độ đạm, nặng mùi tanh như cá lóc, rắn, bò.

Anh Tuấn anh cho biết, dùng lá và vỏ quả chanh chế biến các món ăn từ thịt gà thì quả là rất ngon. Những món có thể chế biến chung với loại cây này gồm gà hấp, canh chua gà, cháo bò, bò nướng, cá lóc hấp…

Hiện nhiều quán ở Sài Gòn có món gà hấp lá chanh rừng để thu hút khách. Một quán ăn nhỏ trên đường Trường Sa (quận 3) hiện cũng trưng bảng “gà hấp lá chúc mang về”, xem đó như một đặc sản của quán. Vị chủ quán cho biết, khách của quán lúc nào cũng đông, ai ăn món này cũng khen ngon, có người còn hỏi bí quyết chế biến để về nhà tự làm thưởng thức. Có nhiều khách quen, khi ăn là gọi đến quán đặt rồi đến lấy về ăn.

Còn tại nhà hàng Hoa Biển (khu Lữ Gia, quận 11) cũng có những món ăn được chế biến từ lá chúc. Đó là lẩu cua đồng nấu với ốc bươu lá chúc, ếch đồng hấp lá chúc và các món gà đi kèm lá chúc. Chủ nhà hàng này cho biết, ý tưởng mở quán với các món ăn từ lá chúc là một lần đi công tác miền Tây anh được thưởng thức các món ăn từ là chúc. Anh bỏ tiền ra mua hai cây với giá 1,5 triệu đồng mang về nhà trồng. Cây lớn, anh hái chế biến món ăn rồi nảy sinh ý tưởng mở quán.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa cuối tuần thử lẩu vịt om măng

0
(SGTT) – Với vị chua thanh đặc trưng từ măng, hòa quyện cùng vị ngọt thịt vịt, lẩu vịt om măng hứa hẹn mang...

Đến Gia Lai ngắm những ‘ô màu’ vàng xanh trên ruộng...

0
(SGTT) – Ngoài miền Bắc, thì ít ai nghĩ rằng đại ngàn Tây Nguyên cũng được “điểm xuyết” bởi những thửa ruộng bậc thang...

Bữa sáng Sài Gòn: Quán bún riêu 50 năm giữ vị...

0
(SGTT) - Từ gánh bún bán dạo ở khu vực chợ Bến Thành hơn 50 năm trước, bà Mai Thị Liên duy trì hương...

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Kết nối