Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Xu hướng lựa chọn mì gói của người tiêu dùng 

Trân Nguyễn –

Thị trường mì ăn liền Việt Nam hiện ước tính có sản lượng trên 5 tỉ gói, trị giá trên 15.000 tỉ đồng mỗi năm. Báo cáo được công bố gần đây nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel (P9/2017) cho thấy mì gói có mặt gần như 100% trong các hộ gia đình người Việt.

“Mì gói nằm trong tốp ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được mua sắm thường xuyên nhất của các gia đình, trung bình khoảng 18 lần/năm” – ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, nói.

Có trên 60 nhãn hiệu mì gói lớn nhỏ, nội ngoại, sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu đang được bán tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo cuả Kantar Worldpanel cho thấy, trên thị trường mì gói Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực bên ngoài các thành phố lớn, có hai nhãn hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng chiếm một nửa số gói mì được tiêu thụ, mỗi nhãn hiệu có trên 20% thị phần. Ngoài ra, hai nhãn hiệu khác đang có thị phần từ 10% đến dưới 20% và 5 nhãn hiệu có thị phần trên 1%. Hơn 50 nhãn hiệu còn lại tổng cộng chưa tới 10% thị phần.

Cũng theo báo cáo của Kantar Worldpanel, liên tục từ năm 2015 đến nay, các sản phẩm mang thương hiệu 3 Miền của công ty UNIBEN được người tiêu dùng chọn mua nhiều. Mì 3 Miền hiện chiếm gần 30% số gói mì được tiêu thụ, với nhiều dòng sản phẩm khác nhau.

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc thương mại của Kantar Worldpanel, cho rằng “để phát triển, các nhãn hiệu mì gói phải đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, cung cấp thêm nhiều lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng, bắt kịp xu hướng tiêu dùng như các chủng loại tốt cho sức khỏe, đổi mới bao bì, tăng tiện ích tiết kiệm thời gian sử dụng, phát triển thêm phân khúc cao cấp”. Theo ông Hoàng, đà tăng trưởng cả về giá trị, số lượng lẫn thu hút thêm lượng người mua mới của thương hiệu “3 Miền” là khá mạnh và bền vững.

Niềm tin vào hàng Việt Nam đã tăng lên đáng kể khi gần đây nhiều nhà sản xuất thực phẩm trong nước đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ quản lý tiên tiến, hợp tác với các đối tác nghiên cứu phát triển, các nhà cung cấp hàng đầu thế giới để nâng cao năng lực sản xuất và đưa khả năng đảm bảo chất lượng lên mức đáp ứng tốt các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe trong ngành thực phẩm, cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài, không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường quốc tế.

“Tựu trung, tiếng nói của người tiêu dùng luôn mang tính quyết định. Để thành công, các sản phẩm thực phẩm đóng gói nói chung và mì gói nói riêng cần phải đáp ứng được khẩu vị của người tiêu dùng” – ông Hoàng nhận định. Sản phẩm mang nhãn hiệu “3 Miền” đã được phát triển theo hướng nghiên cứu hương vị của các món ăn truyền thống, tìm tòi chắt lọc từng nét đặc trưng của các món ngon từ khắp ba miền, để ứng dụng vào các sản phẩm của mình, tạo ra sự khác biệt.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối