Thứ tư, Tháng mười hai 4, 2024

Về thăm Long Hồ Dinh, một thời hoàng kim thời Nguyễn

(SGTT) - Thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) ngày nay, dưới thời các chúa Nguyễn là một phần của Long Hồ Dinh (có người gọi là Dinh Long Hồ). Nơi này lúc bấy bao gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và một phần Cần Thơ được hình thành từ năm 1732, là thành trì vững chắc, chi phối về quân sự – kinh tế – văn hoá cả khu vực miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ. 
Nhắc đến thành Long Hồ Dinh thì chắc chắn phải nhắc đến Quốc công Tống Phước Hiệp. Vì sao ư? Vị Quốc công Tống Phước Hiệp là một vị quan nổi tiếng. Ông là người cai giữ thành Long Hồ Dinh và cũng là người đại phá quân Xiêm xâm lược nước ta.
Thành từng bị quân Pháp đánh phá 2 lần vào các năm 1862 và 1867. Nơi đây cũng ghi lại dấu ấn về những năm tháng cuối đời của đại thần Phan Thanh Giản, sự bất lực và cái chết đau lòng của ông khi thành Vĩnh Long thất thủ. Thành có 5 cửa quay về 5 hướng Đông – Tây – Bắc – Đông Nam và Tây Nam. Cửa tiền của thành ở hướng Đông, cửa hậu hướng Tây, cửa tả hướng Bắc, cửa hữu hướng Tây – Nam. Bên ngoài mỗi cửa thành đều có một đoạn thành cong, bao vòng cửa.
Phía Đông thành có cầu Lầu bắc ngang qua quan lộ chạy dọc theo sông Long Hồ. Cầu có vọng gác dựng lên ở giữa, bốn phía có lỗ châu mai, hai bên gác có cầu thang cho lính trèo lên canh phòng. Bên kia cầu Lầu có xóm Lò Rèn chuyên làm đồ binh khí cho quân lính đóng trong trường thành.
Trải qua thời gian dài, vì nhiều nguyên nhân, trong đó việc phải trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ khốc liệt khiến khu di tích thành Vĩnh Long đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đến năm 2008, cửa Hữu gồm cổng chính và cổng phụ của Vĩnh Long thành cùng nhà bia được phục dựng lại thành khu di tích đươc nhiều du khách tìm đến.

Mario

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối