Thứ Sáu, Tháng Năm 3, 2024

Vẫn băn khoăn việc tăng tuổi nghỉ hưu

Trúc Diễm – 

Già hóa dân số và nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là lý do để nhà làm luật dự định tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, tuổi thọ người Việt Nam tăng cao, lên đến trung bình 73 tuổi, nhưng có tới trên 10 năm đau yếu nên cần cân nhắc khi tăng tuổi nghỉ hưu. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng tăng tuổi hưu là xu hướng khó tránh khỏi nhưng thực tế hiện nay chưa phải lúc phù hợp để tăng tuổi nghỉ hưu.

Lo quỹ BHXH không gánh nổi

tuoi-huuNgười lớn tuổi cần thời gian nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe. Ảnh: Thanh Dương

Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang sửa đổi Bộ luật Lao động 2012 với ý tưởng tăng tuổi nghỉ hưu. Có nhiều phương án được đưa ra, trong đó, có thể tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 58 tuổi và nam lên 62 tuổi so với mức 55 và 60 tuổi hiện nay. Dự kiến, đến cuối tháng 10 Bộ LĐTB&XH sẽ trình phương án cuối cùng.

Theo ông Trần Đình Liệu, Phó tổng giám đốc BHXH Việt Nam, việc tăng tuổi nghỉ hưu là một vấn đề cấp bách liên quan tới an toàn của quỹ BHXH. Tuổi nghỉ hưu nữ 55, nam 60 tuổi đã được áp dụng quá lâu. Thời điểm đó, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam khoảng 67 tuổi, đóng BHXH bình quân khoảng 25 năm và thời gian hưởng lương hưu bình quân 13 năm là hợp lý. Hiện nay, do kinh tế phát triển, đời sống người lao động tăng cao, sức khỏe tốt nên tuổi thọ bình quân đã tăng lên 73, tức thời gian đóng vẫn vậy nhưng thời gian hưởng đã tăng thêm 6 năm. “Với thời gian hưởng này thì không quỹ nào chịu nổi”, ông Liệu nói.

Bên cạnh đó, chính sách tinh giản biên chế, cho nghỉ hưu trước tuổi cũng tác động đến quỹ BHXH. Chưa kể, số người đóng BHXH cho một người hưởng ngày càng ít đi. Năm 1996 có 217 người đóng BHXH thì có một người hưởng lương hưu, nay chỉ còn 9 người đóng BHXH đã có một người hưởng lương hưu.

Ông Liệu cảnh báo, kết dư quỹ đang giảm dần, nếu vẫn giữ phương thức thu chi như hiện nay và không nâng tuổi hưu thì đến năm 2037, mức thu bao gồm cả kết dư quỹ sẽ bằng mức chi, sau đó sẽ phải lấy ngân sách bù vào.

Điều kiện chưa phù hợp

Trên thực tế, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ BHXH đã được bàn thảo từ khi làm Bộ luật Lao động 2012, sau đó đến sửa đổi Luật BHXH 2014 nhưng đều không được Quốc hội thông qua. Lần sửa đổi này các nhà làm luật tiếp tục nêu lên vấn đề tuổi hưu. Song, theo các chuyên gia trong ngành, thời điểm này vẫn chưa thích hợp để tăng tuổi nghỉ hưu.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cho hay ông ủng hộ việc tăng tuổi nghỉ hưu vì đây là xu hướng của thế giới. Song, hiện nay nền kinh tế trong nước vẫn chưa hội đủ các yếu tố để tăng tuổi nghỉ hưu.

Thông thường, ngoài việc già hóa dân số, việc tăng tuổi nghỉ hưu phải gắn chặt với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm hơn so với tốc độ tăng lực lượng lao động thì khi đó tăng tuổi nghỉ hưu không ảnh hưởng tới thu nhập và số lượng việc làm. Bên cạnh đó, tăng tuổi nghỉ hưu mà không thực hiện tốt việc tinh giản biên chế sẽ dẫn tới tình trạng một bộ phận cán bộ công chức không đủ năng lực vẫn tại vị và ảnh hưởng lớn tới cơ hội tiếp cận công việc của thế hệ trẻ.

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐTB&XH, quí 1-2016, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên trên cả nước là 6,4%, cao gấp ba lần tỷ lệ thất nghiệp chung. Trong số này, có tới hàng trăm ngàn người thất nghiệp là người có bằng cấp đại học và trên đại học. “Nếu xử lý không khéo sẽ gây ra bất ổn xã hội”, ông Dũng nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho hay các nước như Nhật Bản, Singapore kéo dài tuổi nghỉ hưu vì điều kiện kinh tế, xã hội của họ đã vượt xa Việt Nam. Tại các nước trên, việc làm tạo ra lớn trong khi lực lượng lao động trẻ không đáp ứng được khối lượng công việc mới nên họ phải tăng tuổi nghỉ hưu.

Hơn nữa, điều kiện lao động ở Việt Nam dù đã cải thiện nhưng vẫn rất vất vả. Đa số các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam để gia công, lắp ráp, tận dụng nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, nên cũng xuất hiện tình trạng sa thải lao động hàng loạt khi người lao động không còn đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy đối với những lao động này, việc tăng tuổi nghỉ hưu đồng nghĩa với việc tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để lãnh lương hưu, như vậy sẽ gây khó cho họ.

Ông Thọ cho rằng với những chính sách còn nhiều tranh cãi và ảnh hưởng trên diện rộng như vậy, thay vì đứng ở vị trí cơ quan quản lý, ban soạn thảo nên đứng dưới góc độ của người lao động. Khi ban soạn thảo đưa ra phương án phải có điều tra, khảo sát, đánh giá tất cả yếu tố tác động mang tính định lượng để chọn ra phương án tối ưu, nhận được nhiều đồng thuận của xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Booking.com: Khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch...

0
Có đến 96% du khách Việt Nam khẳng định du lịch bền vững đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn của họ. Đồng...

Trưa nay ăn gì: Bánh củ cải chiên cho bữa trưa...

0
(SGTT) – Là món ăn bắt nguồn từ văn hóa ẩm thực Trung Hoa, bánh củ cải ở TPHCM được bày bán từ xe...

Thử món hủ tiếu Nam Vang chú Bạch ở chợ Phan...

0
(SGTT) - Khi mua sắm tại chợ Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, mọi người có thể dừng chân tại khu vực ăn uống...

TPHCM: chuyển dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng từ...

0
(SGTT) - Sau nhiều năm đình trệ, UBND TPHCM quyết định chuyển dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình...

Khai trương đoàn tàu hàng liên vận quốc tế từ ga...

0
(SGTT) - Với việc tổ chức vận tải liên vận quốc tế bằng đường sắt, từ ga Cao Xá, tỉnh Hải Dương, hàng hóa...

Vượt 600 bậc thang chiêm bái tượng Phật khổng lồ ở...

0
(SGTT) - Chùa Ông Núi hay Linh Phong Sơn tự là địa điểm văn hóa, tâm linh ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định,...

Kết nối