Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Thợ sửa máy lạnh lại giở chiêu trò

Anh Đài (TPHCM) –

Sài Gòn đang bắt đầu vào mùa nắng nóng nên việc mua bán và sửa chữa các loại máy điều hòa nhiệt độ ở các cửa hàng cũng bắt đầu nhộn nhịp. Điều đáng buồn là một số thợ sửa máy điều hòa nhiệt độ tham lam đang giở các chiêu trò để móc túi người tiêu dùng.

Mới đây, gia đình tôi – ở quận Thủ Đức (TPHCM) – gọi thợ sửa máy điều hòa nhiệt độ (sau đây gọi là máy lạnh) của một cửa hàng sửa chữa máy lạnh tới bảo dưỡng và bơm thêm gas cho chiếc máy lạnh đang sử dụng. Những người thợ đến rất trễ so với giờ hẹn, nhưng nghĩ đến việc họ tỏ vẻ nhiệt tình, nói năng hoạt bát, lại từng đến sửa máy lạnh cho công ty của chồng tôi nên tôi cũng thấy tin tưởng.

Ban đầu, người thợ yêu cầu được làm vệ sinh cho máy lạnh vì nó quá bẩn. Sau đó, anh thợ mới tiến hành bơm gas điều hòa… trong vòng năm phút. Tổng chi phí tôi phải trả hết 500.000 đồng, gồm 250.000 đồng tiền cho một lần nạp gas và 150.000 đồng tiền làm vệ sinh cho máy cùng với 100.000 đồng tiền công.

Hai ngày sau khi sửa, tôi thấy máy vẫn chạy yếu, độ làm mát không hơn lúc chưa sửa là mấy. Tôi nghi ngờ nên gọi họ đến kiểm tra lại nhưng họ cứ khất lần này đến lần khác. Bí quá, tôi nhờ tới một trung tâm bảo dưỡng máy lạnh có uy tín đến xem. Lúc đó, tôi mới được biết rằng, gas điều hòa chỉ mới được bơm một nửa so với yêu cầu của lượng gas điều hòa của máy lạnh, nghĩa là – theo trung tâm bảo dưỡng – sẽ mất một khoảng thời gian bơm gas chừng 15 phút. Nhớ lại cách làm chớp nhoáng trong năm phút của anh thợ hai ngày trước, tôi có cảm giác mình đã bị lừa gạt. Cũng gần như trường hợp của tôi, một người bạn của tôi mang máy đi sửa vì máy không chạy. Đến cửa hàng, người thợ cho biết: “Sẽ nạp nguồn vi mạch cho máy chạy, giá là 200.000 đồng. Nhưng nếu máy vẫn không hoạt động thì phải thay thế toàn bộ với giá gần 1 triệu đồng”. Người bạn tôi không đồng ý và mang máy đến một trung tâm khác thì được biết, bộ nguồn và bộ cảm biến điều hòa của máy đã bị tráo hàng dỏm vào, phải tốn gần 2 triệu đồng sửa chữa.

Để hạn chế tình trạng nhân viên “dùng mánh” lừa người tiêu dùng, các công ty cần lên bảng giá cụ thể để nhân viên đưa khách hàng tham khảo. Sau khi đồng ý thì thợ mới được phép sửa chữa và cả hai bên cùng ký tên vào bảng giá thanh toán có đóng dấu của công ty. Có như vậy mới đảm bảo lòng tin ở khách hàng, đồng thời quản lý tốt không cho phép nhân viên dở chiêu trò “móc túi” người tiêu dùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Caravan 2030 lần 32 “Kon Tum ơi! Ta về” xuất phát

0
Hành trình trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khám phá những cung đường hùng vĩ của đoàn doanh nhân...

Bỏ túi những ý tưởng phối đồ vi vu dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ 30-4 và 1-5 năm nay có nắng nóng gay gắt và oi bức, đôi khi sẽ khiến chúng ta khó chịu,...

Nắng nóng gay gắt, công viên nước kín khách

0
(SGTT) - Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, nhiều người đã vào các công viên nước để...

Ra rạp dịp lễ “giờ vàng” tha hồ chọn phim nội...

0
(SGTT) – Năm nay, phòng vé chứng kiến sự xuất hiện nhiều tựa phim nội và phim ngoại với các chủ đề “ăn khách”...

Lễ 30-4, về Long An thưởng thức những món ăn dân...

0
(SGTT) - Cách TPHCM chỉ vài chục cây số, Long An là điểm đến phù hợp khi du khách muốn khám phá những địa...

Du khách đổ về núi Cấm vui lễ 30-4

0
(SGTT) - Trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30-4, đông đảo du khách đã đổ về khu du lịch núi Cấm, xã...

Kết nối