Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

“Ông hoàng đi bộ” chia sẻ bí quyết cải thiện tốc độ cho người chạy bộ

(SGTTO) – Đi bộ là môn thể thao dễ tập và tất nhiên là tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, bộ môn này giúp cải thiện tốc độ cho những người chạy bộ, nhất là khi tham gia các giải chạy.

Khi nhắc đến bộ môn đi bộ ở Việt Nam, nổi bật nhất là Nguyễn Thành Ngưng với biệt danh “ông hoàng đi bộ” hay “hoàng tử đi bộ”. Anh là vận động viên 11 năm liên tiếp đạt huy chương vàng giải vô địch Quốc gia ở cự ly 20km, là niềm tự hào của Việt Nam khi trở thành vận động viên duy nhất của Đông Nam Á giành được suất tham dự tại đấu trường danh giá Olympic Rio 2016.

Năm 2020, anh tham gia giải chạy VnExpress Marathon Hue và đã về đích đầu tiên ở đường chạy 10km dành cho nam sau khoảng hơn 30 phút. Bí quyết của anh là kết hợp đi bộ và chạy bộ.

Sài Gòn Tiếp Thị đã có buổi trao đổi với vận động viên Nguyễn Thành Ngưng về bí quyết tập bộ môn đi bộ để kết hợp tốt với môn chạy bộ.

Thời khắc cán đích đầu tiên của vận động viên Nguyễn Thành Ngưng tại Marathon Hue 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

SGTT: Chào anh, là một vận động viên chuyên nghiệp, anh có thể cho biết đi bộ có những lợi ích gì?

Đi bộ là môn thể thao rất dễ tập luyện dành cho tất cả mọi người và có thể thực hiện ở bất cứ nơi đâu. Bộ môn đi bộ được chia làm hai loại là đi bộ thường như đi dạo, đi thể dục và đi bộ thể thao chỉ được áp dụng trong các cuộc thi đấu.

Cũng giống như các môn thể thao khác, đi bộ nói chung giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện về tinh thần, tăng khả năng hô hấp và cải thiện tim mạch, hệ tuần hoàn và nhiều lợi ích cho sức khỏe khác nữa.

Đặc biệt, với nội dung đi bộ thể thao, những vận động viên chuyên nghiệp đang theo đuổi một môn thể thao khác, nếu bị chấn thương và không thể tiếp tục thi đấu, có thể chuyển sang môn đi bộ.

Để tập bộ môn đi bộ, người tập cần chú ý những yếu tố nào?

Trước hết, người tập phải yêu thích môn này. Tiếp theo phải tìm hiểu về nguyên lý của đi bộ, kĩ thuật đi bộ để tập luyện đúng cách và phòng tránh chấn thương cũng như những lỗi kĩ thuật về sau.

Hiện nay, cũng vì lí do dễ thực hiện nên mọi người rất chủ quan và không để ý nhiều đến kĩ thuật ở cả đi bộ thường và đi bộ thể thao.

Người tập chỉ cần chú ý những thủ thuật cơ bản như sau:

  • Giữ cơ thể thẳng đứng khi đi bộ, tránh đổ thân người về trước hoặc về sau. Chân phải thẳng và điểm tiếp xúc đầu tiên là gót chân. Tránh cong gối và gập chân khi tiếp đất gây chấn thương.
  • Tầm mắt hướng về trước
  • Bận trang phục thoải mái, phù hợp.
  • Mang giày có hỗ trợ để phòng tránh chấn thương
  • Kết hợp đánh tay nhịp nhàng.
  • Tránh những tư thế như đi gù lưng, đi cong lưng vểnh mông (thói quen thường thấy ở phụ nữ).
Bước đi uyển chuyển của bộ môn đi bộ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đi bộ và chạy bộ có mối liên hệ nào không?

Chạy bộ và đi bộ thật ra chỉ khác nhau ở kỹ thuật, trong chương trình tập luyện trong tuần của tôi vẫn có những buổi chạy bộ nhằm phát triển sức bền và thay đổi không khí tập luyện. Mỗi tuần tôi chạy hai buổi còn lại chủ yếu tập đi bộ.

Nếu ai đã từng tập môn đi bộ và sau đó tập môn chạy bộ thì sẽ thấy bộ môn đi bộ có tác dụng bổ trợ môn chạy bộ rất nhiều. Đặc biệt khi tham gia các giải chạy, giữa đường đua bị chấn thương, có thể chuyển sang đi bộ nhanh nên vẫn về tới đích đúng thời gian quy định. Do môn đi bộ yêu cầu phải dẻo dai nên có thể tránh được tối đa các chấn thương hoặc xử lý được các sự cố trên đường chạy.

Như trường hợp vận động viên Trương Quốc Khánh bị chuột rút khi tham gia giải chạy Longbien Marathon 2020. Anh đã quyết định đi bộ nhanh từ km 34 trở đi với tốc độ 6-7 phút/km và hoàn thành marathon dưới 4 giờ. Nếu không chọn cách đi bộ, anh không thể về đích do chân căng cứng rất đau.

Vận động viên Nguyễn Thành Ngưng trên đường chạy tại Marathon Hue 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vì sao anh thử sức với môn chạy bộ?

Tham gia các giải chạy cũng khá thú vị và mang đến nhiều thử thách khiến tôi muốn chinh phục. Hiện tại, ở Việt Nam có nhiều cuộc thi chạy bộ được tổ chức, vì tinh thần thể thao nên tôi cũng không đứng ngoài lề, khi có cơ hội tôi vẫn tham gia các giải chạy.

Hiện tại tôi chỉ tự tin ở cự ly 21km nhưng tôi hy vọng sẽ hoàn thành cự ly 42km một lần trong đời.

Cám ơn anh đã có những chia sẻ thú vị!

Quỳnh Châu ghi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những điều cần lưu ý để đảm bảo sức khoẻ khi chạy bộ

0
Theo các bác sĩ, những vận động viên nghiệp dư khi tham gia giải chạy đường dài sẽ dễ gặp nguy hiểm nếu không thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch. Dưới đây là một vài lời khuyên từ chuyên gia dành cho những vận động viên không...

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng chạy được Marathon

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng một số giải chạy chưa có các bước kiểm tra y tế toàn diện để kiểm soát các vấn đề về sức...

Lần đầu tiên Cần Thơ có đường chạy hòa cùng lễ hội âm nhạc

0
(SGTT) - Diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ là sự kiện âm nhạc, thể thao góp phần quảng bá đô thị sông nước Tây Đô do ban tổ chức là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và...

Đường chạy phong trào dẫn vào kinh tế

0
(SGTT) - Dù chưa bước vào thời điểm bùng nổ các hoạt động thể thao phong trào (mùa hè), thế nhưng tần suất các giải chạy bộ được tổ chức ngày một dày hơn. Thời gian qua, cộng đồng chạy bộ chứng kiến nhiều sự thay đổi về số...

Băng qua biển rừng với những cung đường chạy mùa xuân 2024

0
(SGTT) - Mùa xuân tới, thời tiết và phong cảnh ở một vài khu vực trên nước ta là điều kiện phù hợp để làm nóng các cung đường chạy, mở đầu cho một năm gắn với tinh thần thể thao trải dài khắp mọi miền. Từ tháng 1...

Gần 1000 vận động viên tranh giải trong bộ môn việt dã thuộc khuôn khổ Olympic 2030

0
(SGTT) - Vào rạng sáng ngày 23-12, bộ môn việt dã tranh giải Nu Skin Việt Nam, cũng chính là bộ môn cuối cùng thuộc khuôn khổ Đại hội Thể Thao Doanh nhân "Olympic 2030" lần thứ 8 do CLB Doanh nhân 2030, thành viên  Saigon Times Club (thuộc...

Kết nối

Cùng chuyên mục