Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Nông dân lo ăn tết không vui

Nguyễn Quang Bình –

Theo quan sát của những người trong ngành, đến thời điểm này có thể nói đã có khoảng 80% diện tích cà phê trên cả nước hoàn thành công tác thu hoạch niên vụ mới 2017-2018, chỉ còn vài vùng chưa hái xong.

Thời tiết nắng và khô, gió nhiều, rất thuận lợi cho việc phơi sấy đang hứa hẹn một mùa cà phê có chất lượng tốt. Mặt khác, giá cả cà phê đầu mùa xấu nên bà con nhà vườn không vội hái, đợi tỷ lệ chín nhiều mới thu hoạch. Điều đó cũng giúp sản lượng tăng thêm đôi chút và chất lượng vị nếm cà phê được người mua ưa chuộng hơn.

“Giá cà phê từ đầu tháng 10-2017 đến nay toàn đi xuống, nên nhà tôi cứ để cà phê chín trên cây, mong trọng lượng hột nặng giúp tăng thêm chút ít bù trừ cho giá rớt,” chị Nho, người có nửa héc ta cà phê tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho biết.

Nếu như đầu mùa giá cà phê nội địa tại các tỉnh Tây nguyên ở quanh mức 44 triệu đồng/tấn thì đến nay, chỉ còn một tuần nữa là kết thúc năm 2017, giá đang giao dịch quanh 36-37 triệu đồng/tấn. Thậm chí, có lúc giá chỉ còn 35,5 triệu đồng/tấn như vào giữa tháng 12-2017.

Giá cà phê robusta trên sàn kỳ hạn London đầu vụ còn trên 2.000 đô la Mỹ/tấn nhưng rồi tuột dần như “xe mất phanh”, đã có lúc chỉ còn 1.680 đô la. Ngày 19-12-2017, giá giao dịch có lúc chỉ còn 1.715  đô la/tấn.

“Chưa đầy ba tháng, giá kỳ hạn robusta mất 300 đô la thì giá nội địa không giảm 7-8 triệu đồng sao được! Lại thêm giá bán xuất khẩu cứ bị trả rẻ liên tục, từ đầu mùa trừ 50-60 đô la dưới giá niêm yết sàn kỳ hạn thì nay đòi mua trừ 70-75 đô la/tấn,” chị Nho cho biết.

Có người cho rằng do tin đồn Brazil và Việt Nam được mùa nên người mua ép giá. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn đã đúng, một nhà phân tích thị trường nói.

“Sức mua nhập khẩu rất yếu, có thể nói khách chỉ mua cầm chừng để giữ khách, trong khi đó lượng xuất khẩu từ hai nước hàng đầu là Brazil và Việt Nam giảm mạnh. Riêng mặt hàng robusta, năm 2017 ước Việt Nam xuất bán giảm 300.000 tấn. Điều đó nói lên rằng, giá xuống hiện nay không phải 100% xuất phát từ yếu tố cung-cầu,” nhà phân tích nói.

Trên sàn kỳ hạn robusta, nơi các nhà kinh doanh cà phê Việt Nam thường sử dụng là tham chiếu, tính từ cuối tháng 9-2017 đến nay, các quỹ đầu tư tài chính bán khống trên 223.000 tấn. Nên dù sức  bán hàng thực không đáng kể từ Việt Nam, giá vẫn chịu áp lực bởi lượng bán khống ấy, nhà phân tích giải thích.

Giá cà phê xuống khi vào cao điểm mùa vụ cũng là lúc các món nợ ngân hàng của nhà vườn đến ngày đáo hạn, cộng với thời kỳ lễ tết tại các nước tiêu thụ mừng Giáng Sinh và năm mới 2018. Tình hình ấy làm nông dân rất lo lắng vì cà phê mất giá cũng có nghĩa là ăn tết không vui, và họ phải thêm một năm khó nhọc nếu giá không tăng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối