Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Một cách giữ chân nhân viên nữ

Kim Hương –

Vài năm qua, các công ty Mỹ đã tạo thêm nhiều đãi ngộ cho những nhân viên có con nhỏ hoặc sắp làm cha làm mẹ. Ngoài lý do muốn giữ chân nhân viên, các doanh nghiệp còn hỗ trợ người lao động cân bằng đời sống gia đình với việc làm.

Thưởng-thêm-lộc-cho-bà-bầu-đi-làmHai bảo mẫu Michelle Long (trái) và Jessica Hanson (giữa) làm tư vấn cho nữ nhân viên Delisha Murray.

Theo báo The Wall Street Journal, hồi đầu năm 2017, Ngân hàng Fifth Third Bancorp thuê hai bảo mẫu làm việc toàn thời gian ngay tại trụ sở ngân hàng ở thành phố Cincinnati (Mỹ), để đáp ứng những nhu cầu của nhân viên đem trẻ con đi cùng. Các bảo mẫu này có quyền yêu cầu mua xe đẩy, đặt mua núm vú và tìm các giải pháp thể dục cho những bà mẹ muốn mau chóng có lại cơ thể gọn gàng. Các bảo mẫu còn lập kế hoạch mở tiệc cho nhân viên tiết lộ giới tính của thai nhi với gia đình và bạn bè.

Gần 140 nhân viên đang tham gia chương trình “Bảo mẫu ba tháng” này. Chương trình được mở cho nhân viên sắp làm mẹ và nhân viên có con dưới 1 tuổi. Ngân hàng Fifth Third nói họ chi số tiền “sáu số không” cho các bảo mẫu vốn ký hợp đồng thông qua Công ty Bảo mẫu Best Upon Request.

Bà Teresa Tanner, một vị lãnh đạo của Fifth Third, là người xây dựng chương trình này, sau khi biết chuyện các nhân viên nữ bị quá tải với những việc làm trước khi sinh con. Bà nói: “Chúng tôi cần có thêm nữ giữ vai trò lãnh đạo. Trong số 18.000 nhân viên thì 60% là nữ, nhưng nữ giới giữ vai trò cấp cao chỉ chiếm 23%”.

Ở đây, bảo mẫu Jessica Hanson bị các nữ nhân viên “quấy” nhiều nhất khi cô phải ra siêu thị mua đồ dùng cho nhân viên có bầu, tổ chức tiệc thôi nôi cho con của họ, lên danh sách 10 nhà thờ cho một nhân viên không biết nên tổ chức lễ rửa tội cho con nhỏ ở nhà thờ nào. Thậm chí có lần cô giúp chọn tên đặt cho con của một nữ nhân viên khi gia đình chưa thể đưa ra quyết định.

Mỗi ngày, hai bảo mẫu ở Fifth Third Bancorp bị các nữ nhân viên giao hai đến ba việc, vì họ tranh thủ sử dụng dịch vụ này. Cô Hanson nói một vài bà mẹ và người sắp làm mẹ gửi e-mail giao việc những 10 lần/ngày. Đa phần yêu cầu giúp và tư vấn cách chăm sóc con nhỏ.

Cô Hanson và đồng nghiệp Michelle Long còn lo cả việc hỗ trợ tinh thần. Cô từng phải nghe một nữ nhân viên than phiền suốt ngày về chuyện bị quá tải từ sự bất ngờ có bầu, và phải trấn an một người đẻ sinh đôi hai lần liền sau khi chữa trị chứng vô sinh. Hai bảo mẫu có hẳn một bản hướng dẫn về tư vấn tâm lý cho người bị suy nhược sau sinh.

Chương trình bảo mẫu dành cho nhân viên nữ, nhưng hai bảo mẫu cũng nhận vài lời nhờ giúp của các ông bố muốn tranh thủ chương trình là mua hàng tạp hóa cùng các dịch vụ mà toàn bộ nhân viên được hưởng.

Các “bổng lộc” mới của Fifth Third nhằm giữ chân nhân viên nữ khi vào thời điểm nhạy cảm thiếu người làm việc, khi nhân viên hưởng chế độ nghỉ sinh sáu tuần và hưởng 60% hoặc 100% lương (tùy theo thời gian làm việc thâm niên).

Kenneth Matos, Giám đốc Công ty Tư vấn Life Meet Work, nói: “Chính sách hỗ trợ này có thể giúp những người mẹ mới sinh con tiếp tục ở lại làm việc, tránh được chuyện họ bỏ việc để rồi sau đó lại phải nuối tiếc”. Ông nói thêm các công ty đều muốn giảm nhẹ gánh nặng việc nhà cho cả các nam lẫn nữ nhân viên, khi các công ty đều ráng duy trì hoạt động vào lúc công việc bị chồng chất. Đây là điều cần làm để tận dụng thời gian của nhân viên, trước khi doanh nghiệp phải thuê thêm người.

Khi Lexus Smith phát hiện đứa con thứ hai sẽ chào đời sớm hơn dự kiến, hai bảo mẫu Fifth Third giúp nữ giám đốc khách hàng 25 tuổi này xếp lại lịch tắm em bé, giúp chọn người chụp ảnh bà bầu và lo thủ tục làm giấy khai sinh. Nhờ đó, Smith vẫn chu toàn công việc trong vài tuần trước khi cậu con trai Zavier chào đời.

Và khi Smith chuẩn bị trở lại làm việc hồi cuối tháng 3-2017 sau kỳ nghỉ sinh sáu tuần, cô Hanson lại giúp cô tìm các giải pháp chăm sóc Zavier. Smith nói cô mừng vì có người để nhờ vả và “theo một cách nào đó, hai bảo mẫu giống mẹ tôi”.

Ở Mỹ, nhiều công ty lớn cũng có chương trình bảo mẫu như American Express Co đã và đang thực hiện; các bệnh viện thuộc Đại học Stanford lo giao món ăn, giặt giũ và dọn vệ sinh nhà cửa cho các bác sĩ cấp cứu phải tăng ca;  Johnson & Johnson chi tiền để có người chở sữa của người mẹ đang phải đi công tác về nhà cho con họ bú; Công ty Đầu tư KKR & Co cho phép nhân viên đem người giữ trẻ đi công tác cùng; Công ty Kỹ thuật Gusto lo phần làm vệ sinh nhà cửa và giao món ăn cho nhân viên vừa làm mẹ…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cấm ô tô, xe máy rẽ trái từ Mai Chí Thọ...

0
(SGTT) - Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) cho biết,...

Ngắm đồng cỏ tranh trắng xoá ở khu Đại học Quốc...

0
(SGTT) - Cánh đồng cỏ tranh ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM) đang bung nở trắng xóa, thu hút...

Caravan 2030 lần 32 “Kon Tum ơi! Ta về” xuất phát

0
Hành trình trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khám phá những cung đường hùng vĩ của đoàn doanh nhân...

Bỏ túi những ý tưởng phối đồ vi vu dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ 30-4 và 1-5 năm nay có nắng nóng gay gắt và oi bức, đôi khi sẽ khiến chúng ta khó chịu,...

Nắng nóng gay gắt, công viên nước kín khách

0
(SGTT) - Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, nhiều người đã vào các công viên nước để...

Ra rạp dịp lễ “giờ vàng” tha hồ chọn phim nội...

0
(SGTT) – Năm nay, phòng vé chứng kiến sự xuất hiện nhiều tựa phim nội và phim ngoại với các chủ đề “ăn khách”...

Kết nối