Thứ Ba, Tháng Mười Hai 5, 2023

Dược liệu Việt Nam vẫn xuất khẩu phần lớn ở dạng thô

(SGTT) – Dù có nhiều tiềm năng nhưng dược liệu mới chỉ mang về nguồn thu khiêm tốn cho Việt Nam. Một trong những nguyên nhân chính là do mặt hàng này vẫn được xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô. Bên cạnh đó, việc sản xuất những mặt hàng có thế mạnh như quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe… vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Một vườn trồng dược liệu gồm các loại cây như chanh, sả… của người dân. Ảnh: Vĩnh Phong

Đây là thông tin được đưa ra trong Hội nghị Giao ban Xúc tiến Thương mại với hệ thống các cơ quan Thương vụ tại nước ngoài tháng 9/2023 có chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế, hồi và cây dược liệu” do Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức vừa qua, theo TTXVN.

Theo Bộ Công Thương, dù có nhiều tiềm năng nhưng một trong những lý do khiến dược liệu Việt Nam mới chiếm thị phần rất nhỏ trên tổng doanh thu thị trường dược liệu toàn cầu là phần lớn dược liệu xuất khẩu ở dạng thô. Thêm vào đó, những sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh như quế, hồi, thảo quả, nghệ, hòe… vẫn còn manh mún, quy mô nhỏ, theo kiểu mạnh ai nấy làm.

Việt Nam có đạt khoảng 150.000 héc-ta, chiếm 17% diện tích quế toàn cầu. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu quế đứng thứ ba thế giới về sản lượng, sau Indonesia và Trung Quốc. Năm 2022, giá trị xuất khẩu quế, hồi của Việt Nam đạt 276 triệu đô la Mỹ và tăng theo các năm nhưng con số này còn nhỏ so với thị phần dược liệu trên toàn thế giới, theo số liệu của Bộ Công Thương.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại, các mặt hàng, sản phẩm từ quế hồi và cây dược liệu đang ngày càng được quan tâm và ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu. Lý do là do người tiêu dùng đã thay đổi nhận thức, quan điểm và thị hiếu theo lối sống xanh, sạch, tốt cho sức khỏe và hỗ trợ tăng miễn dịch. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng, chế biến thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm toàn cầu…

Đây là lợi thế có thể giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm quế và cây dược liệu Việt Nam trong tương lai, không chỉ tạo nên thương hiệu mà còn đưa Việt Nam trở thành nguồn cung quế và dược liệu quan trọng trên thị trường thế giới.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, thời gian tới, dược liệu Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu sang thị trường châu Âu nếu ngành dược liệu, gia vị Việt Nam chuyển đổi theo hướng bền vững hơn. Cụ thể, người tiêu dùng châu Âu ngày càng có xu hướng sử dụng các hương vị tự thiên thay thế cho những hương vị nhân tạo trong thực phẩm và đồ uống nên cơ hội cho những gia vị có nguồn gốc tự nhiên như của Việt Nam.

Thanh Tấn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hai lô sầu riêng và ớt Việt Nam xuất sang Nhật...

0
(SGTT) - Hai lô hàng bị phía Nhật Bản buộc tiêu hủy là lô sầu riêng khoảng 1,4 tấn bị phát hiện tồn dư...

Kết nối dữ liệu cho sản xuất và kinh doanh nông...

0
Nhằm tập hợp các dữ liệu liên quan đến sản xuất theo hướng nông nghiệp xanh nên sẽ có một trung tâm Nông nghiệp...

Con đường cà phê Việt vào EU: cơ hội song hành...

0
Nông sản Việt Nam muốn ra thế giới phải có khả năng thích ứng tốt với những đòi hỏi đa dạng của thị trường...

Tăng giá trị, giảm phát thải nhờ đưa rơm rạ ra...

0
Sản xuất phân bón hữu cơ, trồng nấm là hướng gợi mở được các nhà khoa học đưa ra để giải quyết câu chuyện...

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm

0
(SGTT) - Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay với mức 39% so...

Khó khăn xuất khẩu, doanh nghiệp tìm ‘điểm tựa’ tại nội...

0
Đã đi qua gần nửa năm 2023, thị trường xuất khẩu vẫn chưa thoát cảnh “bí” đơn hàng. Để tự cứu mình, nhiều doanh...

Kết nối