Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

“Đất vàng” của những món đồ hàng hiệu

Vĩnh Thụy –

Người tiêu dùng Trung Quốc hiện có điểm đến mua sắm hàng hiệu mới là ngay trên quê hương của họ, sau nhiều năm họ đến tràn ngập các cửa hiệu hạng sang ở New York (Mỹ) và Paris (Pháp) để giành nhau mua túi xách tay, đồng hồ cao cấp.   

BN-RX688_cluxur_IM_20170202005106Một cửa hàng bán những món đồ đắt tiền ở Bắc Kinh.

Việc người Trung Quốc thôi ra nước ngoài mua hàng hiệu đã giúp các thương hiệu nổi tiếng thế giới làm ăn ở nước này tăng sức bán, nhưng họ cũng đối diện những nguy cơ ế hàng ở những nước khác, theo báo The Wall Street Journal.

Đồng nhân dân tệ xuống giá cùng những vụ tấn công khủng bố ở châu Âu khiến người Trung Quốc ngán du lịch nước ngoài, kích thích việc mua hàng hiệu ngay tại nước họ, theo các nhà phân tích. Từ đó, doanh số bán của các tên tuổi như Richemont, Burberry, Louis Vuitton… tăng mạnh.

Vài năm gần đây, Trung Quốc tiến hành nhiều cách để kéo nguồn tiền chi tiêu dùng và thuế doanh thu về  đất nước họ. Năm 2015 và 2016, chính phủ nước này hạ thuế nhập khẩu trên các sản phẩm gồm mỹ phẩm, giày và quần áo. Tháng 4-2016, Trung Quốc tăng thuế áp trên các loại hàng hóa mua ở nước ngoài. Các mức thuế tùy theo giá trị và loại hàng hóa, nhưng thuế này áp trên hàng hóa nước ngoài mua trên mạng hoặc do người dân mua đem về nước.

Qi Fei, 27 tuổi, người mua một túi xách tay hiệu Yves St Laurent tại một trung tâm mua sắm hạng sang ở Bắc Kinh với giá 1.600 đô la Mỹ nói trên báo rằng: “Sự khác biệt về giá đã được thu hẹp. Lợi thế của hiệu hạng sang ở Trung Quốc ngày càng rõ ràng. Mua hàng ở trong nước giúp đơn giản hóa các dịch vụ hậu mãi như bảo hành, sửa chữa”.

Doanh số bán hàng cá nhân cao cấp ở Trung Quốc tăng 4% năm 2016, và sẽ tăng tốc nhanh hơn nữa trong năm 2017, theo dự báo của Bruno Lannes, một đối tác của Công ty Tư vấn Bain & Co ở thành phố Thượng Hải. Hồi cuối tháng 1-2017, Tổng giám đốc  Bernard Arnault của thương hiệu Louis Vuitton đã nói khi doanh số tăng trong nửa đầu năm 2016: “Điều chúng ta có là sức tiêu dùng của người Trung Quốc đã quay trở về”.

Mới đây, Richemont cho biết doanh số bán ở Trung Quốc và Hàn Quốc giúp tăng 10% doanh số ở địa bàn châu Á-Thái Bình Dương trong quí 3, tăng gấp đôi tổng doanh số bán của công ty có các thương hiệu về đồng hồ, kim hoàn và phụ kiện (gồm Dunhill và Cartier) này. Richemont từng bị giảm doanh số và lại trong nửa quí đầu năm 2016, nói sức tăng trưởng của họ ở Trung Quốc là nhờ “chính sách giá bình đẳng” được chính phủ nước này khởi xướng năm 2015, trong đó định giá ngang bằng giá bán ở nước ngoài, trước khi tính thêm thuế ở Trung Quốc.

Tên tuổi Chanel vào năm 2015 trở thành một trong những thương hiệu cao cấp đầu tiên chọn mức giá bằng nhau trên toàn thế giới. Chính sách của họ đã giúp cải thiện sự bền vững của thương hiệu, đạt được doanh số ở các nước và ngăn chặn được tình trạng mua hàng với giá rẻ hơn tại nước này rồi bán lén qua nước khác mà không có sự chấp thuận của chính hãng.  Hiện một túi xách tay bằng da cừu của Chanel được rao bán cùng một giá 4.700 đô la Mỹ trên trang web của hãng này.

Nhưng vẫn còn đó chuyện giá khác nhau. Một thăm dò hồi giữa năm 2016 của Công ty Tư vấn L2 Inc cho thấy khách hàng Trung Quốc phải trả giá cho một sản phẩm Louis Vuitton cao hơn khoảng 25% so với các nước khác; giày Chloe (của Richemont) đặt giá 14.000 nhân dân tệ (khoảng 2.035 đô la), tức cao hơn khoảng 1/3 so với giá bán ở Anh, cao hơn 9% so với ở Nhật Bản và cao hơn 5% so với ở Mỹ.

Danielle Bailey, người phụ trách nghiên cứu ở châu Á-Thái Bình Dương của L2, cho rằng các thương hiệu cao cấp đang ráng cân bằng giá để tối ưu hóa điều họ nhận được từ người tiêu dùng Trung Quốc. Còn theo Luca Solca, lãnh đạo mảng hàng hóa hạng sang ở Ngân hàng Exane BNP Paribas nhận định rằng vài năm gần đây, nhiều thương hiệu quá mở rộng hoạt động ở Trung Quốc, một vài tên tuổi đã phải đóng cửa hiệu từ đó, hoặc phải hủy kế hoạch mở các cửa hiệu mới vì mức cầu suy yếu. Nhưng nếu chi mua sắm hàng hiệu vẫn tiếp tục tăng, thì có thể dẫn đến việc các thương hiệu cao cấp phải tính chuyện đầu tư vào đất nước này.

Andrea Casavecchia, lãnh đạo mảng châu Á của loại giày hạng sang Santoni (Ý) nói khi thu nhập tăng ở Trung Quốc, không phải mọi người sẽ có thể du lịch nước ngoài, nên điều quan trọng đối với các thương hiệu cao cấp là có thể thu hút người tiêu dùng Trung Quốc ngay trên nước họ. “Trung Quốc là một thị trường thử thách, nhưng là tương lai. Trung Quốc là đất vàng”, ông nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cấm ô tô, xe máy rẽ trái từ Mai Chí Thọ...

0
(SGTT) - Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) cho biết,...

Ngắm đồng cỏ tranh trắng xoá ở khu Đại học Quốc...

0
(SGTT) - Cánh đồng cỏ tranh ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM) đang bung nở trắng xóa, thu hút...

Caravan 2030 lần 32 “Kon Tum ơi! Ta về” xuất phát

0
Hành trình trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khám phá những cung đường hùng vĩ của đoàn doanh nhân...

Bỏ túi những ý tưởng phối đồ vi vu dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ 30-4 và 1-5 năm nay có nắng nóng gay gắt và oi bức, đôi khi sẽ khiến chúng ta khó chịu,...

Nắng nóng gay gắt, công viên nước kín khách

0
(SGTT) - Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, nhiều người đã vào các công viên nước để...

Ra rạp dịp lễ “giờ vàng” tha hồ chọn phim nội...

0
(SGTT) – Năm nay, phòng vé chứng kiến sự xuất hiện nhiều tựa phim nội và phim ngoại với các chủ đề “ăn khách”...

Kết nối