Thứ Bảy, Tháng Năm 4, 2024

Đã đến lúc bỏ thói quen “dùng chung” trên bàn ăn

(SGTTO) – Thói quen dùng chung chén nước chấm, dĩa thức ăn hay gắp thức ăn mời khách của người Việt đã có từ lâu. Gần đây, nhiều ý kiến cho rằng những thói quen này cần phải bỏ đi vì có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh.

Theo nhà thơ-chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh, dù thói quen đề cập trên là văn hóa thể hiện sự gắn kết trong bữa ăn, nhưng nếu ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng thì cũng không nên bảo thủ giữ lấy mà nên bỏ đi.

Xây dựng ý thức vệ sinh khi dùng bữa chung

Hiện nay, việc ăn chung một tô, dĩa thức ăn trên bàn ăn là việc thường tình trong bữa cơm của các gia đình, bởi không phải gia đình nào cũng có thói quen chia chén nước chấm hay chia riêng phần thức ăn cho mỗi thành viên. Tuy nhiên, một số người cho rằng, mỗi người nên tự tập cho mình thói quen ăn uống lịch sự, sạch sẽ dài lâu chứ không chỉ để phòng bệnh dịch mùa này.

Nên chú ý giữ vệ sinh ăn uống trên bàn ăn bằng cách dùng chén, đũa riêng. Ảnh minh họa.

Chị Mai Hoa (ngụ tại quận Phú Nhuận, TPHCM) cho rằng cộng đồng nên thiết lập thói quen sống sạch sẽ, lịch sự kể cả trong việc ăn uống. “Không phải bây giờ có dịch bệnh mới cần như vậy, từ lâu tôi đã thấy mình phải thay đổi nhiều thói quen ăn uống như chấm chung các loại nước chấm, khi ăn không dùng đũa muỗng của mình để gắp thức ăn cho người khác…”, chị nói.

Theo chị Hoa, việc có thói quen uống xấu cũng sẽ khiến người khác khó chịu, thậm chí bị đánh giá không tốt khi cùng ngồi ăn. Chị từng thấy có người dùng đũa của mình khua khoắng trong tô canh để vớt rau, hoặc mút đầu đũa rồi chấm vào chén mắm chung. Chính vì vậy, khi tới nhà người khác hoặc đi ăn ở chỗ đông người, chị đều xin chén nước chấm riêng, nếu không được thì chị sẽ không dùng. Chị còn cố gắng giúp những người xung quanh tập thói quen này bằng việc nhắc nhở nhiều lần đến khi có kết quả.

Anh Nguyễn Khoa (ngụ tại quận 1, TPHCM) được gia đình tập cho thói quen sử dụng chén nước chấm riêng từ nhỏ. Anh chia sẻ: “Khi tôi còn nhỏ, bà tôi đã dạy là ngày xưa các ở gia đình trí thức hay quý tộc, mỗi người đều có chén, đũa và dùng chén nước chấm riêng vì có người ăn cay được người không. Đến khi lớn tuổi, bà tôi vẫn giữ thói quen này”. Anh cũng được chỉ bảo rằng nếu muốn ăn canh thì phải dùng muỗng múc vào chén riêng, không được dùng đũa để gắp vào tô.

Khi phải ăn uống tập thể hay ở điều kiện bất tiện, anh sẽ sử dụng chén, đũa giấy dùng một lần. “Khi đi dã ngoại thì có bộ đồ dùng riêng cho dã ngoại. Theo tôi, không phải tự nhiên mà phương Tây hay Nhật họ có thói quen dùng đũa ăn một lần trong quán”, anh cho biết thêm. Khi được hỏi về trường hợp có ngại bất lịch sự vì từ chối ăn chung hay được gắp mời, hay không, anh cho rằng nếu là bạn bè thật sự thì sẽ hiểu và không trách.

Tương tự, anh Trần Tuấn Anh (ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng đồng ý kiến với anh Nguyễn Khoa, rằng nên có bộ chén đũa riêng nếu đi xa hay ăn cùng tập thể. Anh kể: “Những đoàn tình nguyện tôi từng tham gia hầu hết đều yêu cầu mỗi người tự chuẩn bị chén đũa riêng hoặc họ sẽ trang bị chén đũa giấy dùng một lần để đảm bảo vệ sinh”.

Về việc dùng chung chén đĩa đựng thức ăn trong gia đình, anh cho biết gia đình anh cũng rất hạn chế vấn đề này. Nếu gia đình có người đang bị bệnh thì sẽ được ăn riêng, chứ không ăn cùng bữa với những thành viên khác, xem như là một cách “tự cách ly” để cả nhà khỏi bị lây bệnh. Sau khi bị nhiễm virus HP (gây bệnh dạ dày), anh cảm thấy càng phải có ý thức hơn trong việc giữ vệ sinh ăn uống. Anh Tuấn Anh nhớ lại: “Lúc trước, tôi thấy viêc này khá bình thường, sau khi bị bệnh thì tôi thấy việc ăn chung này hơi mất vệ sinh, dễ lây bệnh tật. Còn văn hóa gắp mời thức ăn tôi thấy cũng không nên duy trì nếu dùng đũa ăn riêng của mình để gắp”.

Cách điều chỉnh ý thức trên bàn ăn

Bàn về vấn đề này dưới góc độ văn hóa – ẩm thực, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh cho rằng nếu việc này gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng thì cũng nên điều chỉnh lại. Theo chuyên gia, bữa ăn của người Việt gắn liền với triết lý sống ở đời, đạo đức và tình cảm giữa người với người. Văn hóa ăn chung của người Việt mang tính cộng đồng, mâm cơm bao giờ cũng có chén nước chấm chung, tô canh chung và món ăn bày ra dĩa chung đặt sẵn trên bàn ăn để mỗi người tự dùng đũa gắp hoặc dùng muỗng múc vào chén của mình.

Thói quen này thể hiện mối quan hệ tình cảm, là làm quen, là xã giao, là hợp tác làm ăn với đối tác… Trong gia đình cũng là lúc các thành viên bày tỏ lòng kính trọng, thương yêu nhau qua sự tiếp đãi chăm sóc, nhường nhịn từng miếng ăn với những người thân yêu, cùng nhau chia sẻ, chuyện trò trong không khí chan hòa ấm áp trên mâm cơm.

Tuy nhiên, chuyên gia ẩm thực Hồ Đắc Thiếu Anh cho rằng, ngày xưa con người sống hòa hợp với thiên nhiên hơn, môi trường sinh thái cũng trong lành, thực phẩm từ tự nhiên nhiều hơn. Trong khi đó, ngày nay, khoa học tiến bộ cùng kéo theo một số hệ lụy trong môi trường sống mà sức khỏe con người đang bị đe dọa do vấn đề ô nhiễm, thực phẩm ít tươi ngon, lạm dụng thuốc bảo quản, từ đó sinh sản ra nhiều vi khuẩn, virus mang mầm bệnh nguy hiểm.

Cụ thể, mỗi người cần điều chỉnh những thói quen “dùng chung” trong bữa ăn để cùng giữ vệ sinh chung cho những thành viên cùng ngồi dùng bữa. Chuyên gia ẩm thực Thiếu Anh gợi ý một số việc làm để mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi trên bàn ăn sao cho lịch thiệp hơn.

Theo chuyên gia Hồ Đắc Thiếu Anh, việc thể hiện tình cảm, sự gắn kết có thể thể hiện qua việc tâm tình, trò chuyện trên mâm cơm, không nhất thiết phải dùng các thói quen “ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh” này để thể hiện tình nghĩa với nhau.

Yến Nhi

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những bệnh nghề nghiệp nào được đề xuất hưởng bảo hiểm...

0
(SGTT) - Bộ Y tế đang dự thảo thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó,...

Chỉ sử dụng tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ...

0
(SGTT) - Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng...

Giải golf Lương Văn Can vun đắp ước mơ cho người...

0
(SGTT) - Ngày 3-5, Giải Golf Lương Văn Can do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức tại sân golf Tân Sơn Nhất...

Bộ GTVT đề nghị kiểm tra giá vé máy bay tăng...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có văn bản yêu cầu Cục hàng không Việt Nam, vụ Vận tải rà soát,...

Đề nghị mở rộng cao tốc TPHCM – Long Thành lên...

0
(SGTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND TPHCM và UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất cần tính đến phương án đầu tư...

Ngắm Bãi Cạn ở đảo Phú Quý từ trên cao

0
(SGTT) – Bên cạnh những điểm đến quen thuộc như đỉnh Cao Cát, vịnh Triều Dương, gành Hang… thì Bãi Cạn là điểm đến...

Kết nối