Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Cuối tuần này, Internet Việt Nam đi quốc tế sẽ được cải thiện nhiều

Sau khi đàm phán mua thêm dung lượng cáp quang đi quốc tế, các doanh nghiệp viễn thông trong nước cho hay, từ cuối tuần này kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam sẽ cải thiện nhiều hơn kể từ khi sự cố 4/5 tuyến cáp bị trục trặc. Trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ có 10 tuyến cáp quang biển kết nối vào.
Lưu lượng kết nối Internet được cải thiện sau khi các nhà mạng mua thêm dung lượng. Ảnh minh họa: Shutterstock

Internet Việt Nam đi quốc tế cải thiện nhờ mua thêm dung lượng

Theo Vietnamnet, trước sự cố 4/5 tuyến cáp quang bị trục trặc và tuyến còn lại là SMW-3 cũng sắp bị thanh lý thì các doanh nghiệp trong ngành đã cùng bàn bạc để nghĩ ra nhiều phương án cải thiện chất lượng kết nối Internet đi quốc tế. Trong đó, phương án mua thêm dung lượng từ các đối tác mang tính khả thi trong tình hình hiện nay.

Nhờ phương án này, khi sự cố 4/5 tuyến cáp bị hỏng xảy ra (mất 75% dung lượng đi quốc tế) dần được cải thiện chỉ mất còn 50% và đến nay một số nhà mạng có mức khôi phục dung lượng tốt (chỉ còn mất trên dưới 20%). Qua đó, phương án vẫn tiếp tục duy trì cho đến khi một số tuyến cáp quang biển được sửa chữa và khôi phục hoạt động bình thường.

Việt Nam tính chuyện nâng số tuyến cáp quang biển lên 10

Theo Vnexpress, trong kế hoạch dài hạn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam phấn đấu đến năm 2025 có 10 tuyến cáp quang biển kết nối vào. Cụ thể, ngoài 5 tuyến cáp quang biển sẵn có (IA, AAG, AAE-1, APG, SMW-3) thì trong năm nay dự kiến có thêm hai tuyến mới là ADC và SJC2. Tiếp những năm sau là các tuyến cáp được xây dựng mà do chính doanh nghiệp trong nước làm chủ.

Theo đó, có ba nhà mạng đang được cơ quan chức năng giao, hoặc chủ động đề xuất tự xây dựng tuyến cáp riêng. Một số phương án được đưa ra là kết nối trực tiếp vào quốc gia Singapore (điểm gần Việt Nam) hoặc mở rộng số điểm cập bờ thay vì chỉ là 3 điểm ở Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quy Nhơn như hiện nay. Ngoài ra, Việt Nam sẽ nghiên cứu thêm hướng tới Malaysia, Thái Lan để nâng tính đa dạng về cơ sở hạ tầng và phương án dự phòng khi gặp sự cố.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, nếu tăng số lượng cáp quang, Việt Nam có lợi thế so với Singapore là diện tích lớn, còn nhiều chỗ trống cho việc kết nối. Thực tế, hai trung tâm kết nối lớn của châu Á hiện nay là Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc) đã dày đặc tuyến cáp quang biển kết nối đến.

Trình duyệt lâu đời Internet Explorer chính thức bị xóa sổĐược phát triển và ra mắt người dùng Internet từ năm 1995, trình duyệt Internet Explorer vừa chính thức bị Microsoft xóa bỏ. Thực tế, hồi tháng 6-2022, hãng công nghệ này đã dừng hỗ trợ các tính năng liên quan mà khuyến nghị người dùng chuyển sang trình duyệt mới là Microsoft Edge. Đến nay, người dùng hệ điều hành Windows đã không thể mở hay khởi chạy Internet Explorer. Như vậy, người dùng Việt Nam hiện có thể sử dụng một số trình duyệt web quốc tế như FireFox, Chrome, Opera, Microsoft Edge hay Cốc Cốc do người Việt phát triển.

Phúc Vinh tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đã khôi phục 4/5 tuyến cáp biển kết nối Internet Việt...

0
Sau thời gian sửa chữa, 4/5 tuyến cáp quang biển kết nối Internet Việt Nam và quốc tế đã được khôi phục. Ở mảng...

Cả 5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố

0
Hôm 21-1, tuyến cáp biển SMW-3 và cũng là tuyến cáp biển cuối cùng cung cấp dịch vụ internet ổn định tại Việt...

Chỉ mới khôi phục được 50% dung lượng internet đi quốc...

0
Sau khi áp dụng biện pháp kỹ thuật từ đêm 10-2 và mở thêm dung lượng kết nối trên đất liền, đến nay...

Hai tuyến cáp quang biển APG và IA được sửa lỗi...

0
4/5 tuyến cáp quang biển mà các nhà mạng Việt Nam khai thác đang gặp sự cố, dự kiến có 2 tuyến APG và...

Kết nối quốc tế bị ảnh hưởng khi chỉ còn 1/5...

0
Kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế hiện bị ảnh hưởng lớn khi mới đây tuyến cáp quang Intra Asia gặp sự cố...

3/5 tuyến cáp quang qua Việt Nam bị sự cố

0
Cục Viễn thông Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, 3 trên tổng số 5 tuyến cáp quang Internet chạy qua Việt...

Kết nối