Thứ Sáu, Tháng Chín 13, 2024

Bệnh viện có thể quyết định mua thuốc không thuộc bảo hiểm y tế

Sau 10 năm thực hiện, Luật Đấu thầu năm 2013 đã bộc lộ rõ nhiều vướng mắc, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực y tế. Chỉnh sửa thêm về dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 ngày 22-5, Bộ Y tế đề xuất bệnh viện có thể tự quyết định về hình thức, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu khi mua thuốc không thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế đề xuất bệnh viện có thể tự quyết định về hình thức, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu khi mua thuốc không thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế – Ảnh minh hoạ: TL

Theo cổng thông tin Bộ Y tế, đề xuất bệnh viện có thể tự quyết định về hình thức, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu khi mua thuốc không thuộc danh mục thanh toán bảo hiểm y tế là điểm mới trong dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi được Bộ Y tế góp ý thêm với cơ quan soạn thảo, chỉnh sửa sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Nội dung này giúp bác sĩ và bệnh nhân tăng khả năng tiếp cận và quyền lựa chọn thuốc điều trị, nhất là với nhóm bệnh nhân tự nguyện chi trả. Trước đây bệnh viện mua sắm thuốc theo cơ chế đấu thầu tập trung hoặc đấu thầu riêng nếu được phép.

Ngoài ra, Luật Đấu thầu sửa đổi có thể cho áp dụng đàm phán giá, sử dụng danh sách nhà thầu nhiều lần để bệnh viện chủ động trong mua sắm.

TTXVN đưa tin, giá biệt dược gốc tại Việt Nam đối với hầu hết nhóm điều trị chính đều đang ở mức thấp so các nước trong khu vực ASEAN. Tỷ trọng sử dụng thuốc biệt dược gốc tại các cơ sở y tế Việt Nam là 11%, các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương tỷ lệ trung bình hơn 27%.

Trong khi đó có tới 95% giường bệnh thuộc các bệnh viện công lập. Do đó tháo gỡ những nút thắt thể chế trong quản lý mua sắm thuốc, nhất là các loại thuốc mới, biệt dược gốc sẽ giúp tăng cơ hội tiếp cận thuốc của người bệnh và phương pháp điều trị tiên tiến cho bác sĩ.

Các chuyên gia cho rằng, nếu các luật được đồng bộ, có thể tháo gỡ từng bước nút thắt thể chế trong quản lý mua sắm thuốc, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiếp cận thuốc mới, biệt dược gốc của bác sĩ, người bệnh; cũng hạn chế được tình trạng bệnh viện thiếu thuốc, vật tư tiêu hao… đến mức phải để bệnh nhân tự đi mua.

T.Huy

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chuyển đổi ‘chứng chỉ’ hành nghề y sang ‘giấy phép’ hành...

0
Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của...

Ghi nhận các ca ‘nhiễm vi khuẩn ăn thịt người’ tại...

0
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 4-9, bệnh viện điều trị cho 2 ca mắc bệnh Whitmore (thường gọi...

TPHCM: Hơn 50.600 người cao tuổi được khám sức khỏe trong...

0
Tính đến ngày 31-8-2024, ngành Y tế TPHCM đã khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh...

Đại học Nam Cần Thơ cất nóc công trình Viện khoa...

0
(SGTT) - Sau hơn một năm thi công, Trường Đại học Nam Cần Thơ (DNC) đã chính thức cất nóc tầng 10 công trình...

TPHCM: Khoảng 20.000 trường hợp được tiêm vaccine sởi trong 4...

0
(SGTT) - Ngày tiêm thứ tư của chiến dịch vaccine sởi cũng là ngày nghỉ lễ 2-9 cuối cùng của năm nay. Thay vì...

Bạn cần đặt bao nhiêu báo thức vào buổi sáng?

0
(SGTT) - Thức dậy vào buổi sáng là một thách thức đối với nhiều người và báo thức dường như là công cụ không...

Kết nối