Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Bệnh lao vẫn đeo bám nhân loại

Trâm Nguyễn –

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây đã công bố báo cáo hàng năm về bệnh lao trên toàn cầu. Báo cáo chỉ ra rằng, dù cho tỷ lệ bệnh lao đang giảm trên toàn thế giới nhưng đại dịch này vẫn còn được xem là một hiểm họa đối với loài người. Trong năm 2015 có 10,4 triệu ca nhiễm lao mới trên toàn thế giới và hơn 95% bệnh nhân thuộc các nước có thu nhập trung bình và thấp.

bigstock-open-hand-raised-stop-tb-tub-64088053 Một biểu tượng tuyên truyền ngăn ngừa bệnh lao (TB là viết tắt của bệnh lao phổi- Tuberculosis) ở Canada. Ảnh: YouTube

Đã qua 14 năm, Quỹ toàn cầu (GF – Global Fund) được thành lập để tài trợ cho những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan HIV/AIDS, lao và sốt rét. GF đã trở thành nguồn quỹ tài trợ nhằm mục đích chống lại mọi bệnh tật lớn nhất trên thế giới, số tiền tài trợ lên đến gần 4 tỉ đô la Mỹ mỗi năm. Theo WHO, đến nay, so với trước đây 15 năm, tỷ lệ ca nhiễm sốt rét mới trên toàn cầu giảm 37%, các ca lây nhiễm HIV giảm 35%.

Trong khi các căn bệnh thuộc hàng đại dịch có tỷ lệ giảm nhiều thì với bệnh lao, tỷ lệ giảm chỉ là 18%. Theo đó, tỷ lệ người mắc bệnh lao giảm 1,5% mỗi năm trên toàn thế giới tính từ năm 2000 đã tạo sự thất vọng cho công tác chống dịch bệnh. Đây là kết quả mà khoảng cách của nó được xem là quá xa kỳ vọng với mốc giảm 4-5% mỗi năm để đạt được mục tiêu “kết thúc chiến dịch bệnh lao” vào năm 2020.

Theo tờ Huffington Post, báo cáo mới nhất thể hiện một cách rõ ràng những thành tựu đã đạt được đối với công tác phòng chống bệnh lao cho đến nay vẫn còn trong vùng nguy hiểm khi so sánh với sự tụt giảm bất ngờ của tỷ lệ mắc phải sốt rét và HIV. Trong năm 2015, có 1,8 triệu ca nhiễm lao tử vong trong khi năm 2014 là 1,5 triệu người. Trong số này, gần một triệu bệnh nhân mắc phải lao là trẻ em, và gần 200.000 trẻ em tử vong vì lao trong năm vừa qua. Cũng trong năm 2015, 35% bệnh nhân nhiễm HIV tử vong vì bệnh lao. Bệnh lao hiện diện ở mọi nơi trên thế giới, mặc dù là căn bệnh phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á, khu vực phía Tây Thái Bình Dương và có khoản 60% ca nhiễm mới trên toàn cầu được phát hiện ở hai khu vực này nhưng hậu quả nặng nề nhất của bệnh lao là ở châu Phi, nơi mà vào năm 2014 tỷ lệ mắc bệnh là 281 ca trên 100.000 người. so với tỷ lệ mắc lao trung bình trên thế giới là 133 ca trên 100.000 người.

Công bố của WHO một lần nữa nhận định rằng, điều quan trọng đáng nói đến ở đây là người mắc bệnh lao hoàn toàn có thể chữa trị được. Vậy thì tại sao, với tất cả những phương pháp điều trị mới nhất, các kết quả thu lại từ dịch bệnh lao vẫn rất ì ạch? Câu trả lời không nằm ở phương pháp điều trị, mà nằm ở khả năng đón nhận phương pháp điều trị một cách hiệu quả từ phía người bệnh. Một người nhiễm bệnh lao có khả năng lây lan sang 10 người khác trong một năm, việc chống lại hậu quả của bệnh lao trong cộng đồng có mối quan hệ mật thiết với việc cung cấp các phương pháp điều trị.

Điều trị bệnh lao dựa vào việc kiên trì sử dụng kháng sinh trong vài tháng đối với cơ thể có khả năng hấp thụ tốt và đây là phương pháp điều trị kiểm soát bệnh tốt nhất. Nhưng không may, kháng sinh chưa hoàn thiện có thể dẫn đến hình thành việc kháng thuốc đối với các bệnh nhân lao, hoặc tệ hơn là bệnh lao đa kháng thuốc. Bởi vì mức độ nguy hiểm của bệnh lao đa kháng thuốc nên nếu chương trình điều trị không đầy đủ hoặc có sự quản lý yếu kém, sẽ dẫn đến bệnh tình của bệnh nhân lao càng trở nên tệ hơn. Khi một bệnh nhân bị chứng bệnh lao đa kháng thuốc, bệnh có thể ở trong phổi người bệnh và lây lan cho cộng đồng, làm cho dịch bệnh trở nên mất kiểm soát và khó điều trị.

Nhận định của WHO cho rằng, mối tương quan giữa tình trạng đói nghèo với bệnh lao cộng với sự vô tâm đối với bệnh lao của nhân loại là những gì chúng ta cần thay đổi để làm giảm thiểu gánh nặng của dịch bệnh. Tình trạng nghèo đói, hệ thống vệ sinh y tế còn nghèo nàn, nhiều người sống ở những khu ổ chuột đông đúc, là nguyên nhân chính dẫn đến sự lây lan của bệnh lao. Khi môi trường sống được cải thiện, tỷ lệ mắc bệnh lao tự động sẽ thuyên giảm. Trường hợp ở Anh và xứ Wales từ năm 1838 đến những năm 1940, khi chế độ an sinh, dinh dưỡng và các điều kiện môi trường vệ sinh trở nên tốt hơn đã làm cho tỷ lệ tử vong của bệnh nhân lao giảm xuống một cách rõ rệt, từ 400 ca trên 100.000 người xuống còn 50 ca trên 100.000 người.

Yếu tố quan trọng thứ hai là sự kỳ thị của xã hội đối với bệnh nhân lao là một rào cản lớn trong việc điều trị và phòng chống bệnh lao. Bởi vì sự kỳ thị này, bệnh nhân nghi ngờ mắc phải lao không có can đảm đến phòng khám, cũng như những người đã nhiễm bệnh đều muốn che giấu bệnh tình của họ với bạn bè và hàng xóm, khiến cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. “Cộng đồng cần được nâng cao nhận thức rằng bệnh lao có thể chữa được và nên có cái nhìn thoáng hơn đối với các bệnh nhân lao”, báo cáo của WHO nêu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cấm ô tô, xe máy rẽ trái từ Mai Chí Thọ...

0
(SGTT) - Đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (Ban Giao thông) cho biết,...

Ngắm đồng cỏ tranh trắng xoá ở khu Đại học Quốc...

0
(SGTT) - Cánh đồng cỏ tranh ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM) đang bung nở trắng xóa, thu hút...

Caravan 2030 lần 32 “Kon Tum ơi! Ta về” xuất phát

0
Hành trình trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn và khám phá những cung đường hùng vĩ của đoàn doanh nhân...

Bỏ túi những ý tưởng phối đồ vi vu dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ 30-4 và 1-5 năm nay có nắng nóng gay gắt và oi bức, đôi khi sẽ khiến chúng ta khó chịu,...

Nắng nóng gay gắt, công viên nước kín khách

0
(SGTT) - Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, nhiều người đã vào các công viên nước để...

Ra rạp dịp lễ “giờ vàng” tha hồ chọn phim nội...

0
(SGTT) – Năm nay, phòng vé chứng kiến sự xuất hiện nhiều tựa phim nội và phim ngoại với các chủ đề “ăn khách”...

Kết nối