Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

8 điều lưu ý khi bảo quản thực phẩm để tránh nguy cơ bị ngộ độc

(SGTTO) – Các loại thực phẩm đã mua về nhà nếu không được bảo quản đúng cách sẽ dễ bị hư hoặc bị nhiễm khuẩn, gây ra các nguy cơ tiềm ẩn về sức khoẻ của người sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý giúp người làm công việc nội trợ có thể bảo quản thực phẩm một cách hiệu quả và an toàn cho gia đình mình.

Ngộ độc thực phẩm thường được gây ra do vi khuẩn sản sinh từ những thực phẩm được bảo quản, chế biến, xử lý và nấu nướng không đúng cách. Thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc có thể vẫn ngửi, nếm và trông như bình thường. Nếu thực phẩm không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn trong thực phẩm có thể sản sinh đến mức độ nguy hiểm.

Ảnh: Rainbowplantlife.com
Cẩn thận với khung nhiệt độ nguy hiểm

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phát triển và sản sinh nhanh nhất trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ 5 độ C đến 60 độ C. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý giữ những thực phẩm có nguy cơ cao ra khỏi vùng nhiệt độ này.

Những thực phẩm có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc gồm có:

  • Thịt (bao gồm thịt sống và thịt đã nấu chín)
  • Các sản phẩm từ sữa
  • Trứng và các sản phẩm từ trứng
  • Đồ ăn nhẹ như dăm bông hoặc xúc xích; thức ăn để ăn liền như bánh mì sandwich…
  • Hải sản
  • Cơm và mì Ý
  • Các loại salad trộn, salad trái cây
  • Những loại thực phẩm đã được đóng gói, đóng hộp hoặc đựng trong hủ sau khi mở nắp
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

Nhiệt độ trong tủ lạnh nên từ 5 độ C trở xuống. Nhiệt độ của tủ đông nên để dưới âm 15 độ C. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ trong tủ lạnh.

Ảnh: Blog.bestbuy.ca
Đông lạnh thực phẩm

Khi đi mua sắm, bạn nên mua thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh và bỏ chúng vào tủ đông ngay khi về đến nhà. Vào những ngày nóng hoặc phải di chuyển hơn 30 phút về nhà, hãy cố gắng mang theo túi lạnh hoặc túi cách nhiệt để giữ lạnh những thực phẩm đông lạnh này. Nhớ để thực phẩm nóng và lạnh riêng biệt trong khi bạn mang chúng về nhà.

Khi bạn về đến nhà, để thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh vào tủ lạnh hoặc trên tủ đông ngay lập tức. Hãy đảm bảo rằng các thực phẩm trên tủ đông của bạn đều được đông cứng.

Bảo quản thực phẩm nấu chín

Khi đã nấu chín thức ăn và muốn làm nguội, bạn hãy cho đồ ăn còn nóng vào các đĩa nông hoặc chia làm những phần nhỏ để làm nguội nhanh nhất có thể.

Không nên để thức ăn nóng vào trong tủ lạnh mà hãy chờ cho đến khi hơi nước ngừng bốc lên rồi mới nên cho vào tủ lạnh.

Tránh đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông

Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể phát triển trong các loại thực phẩm đông lạnh khi chúng đang được rã đông, vì vậy hãy tránh rã đông thực phẩm trong vùng nhiệt độ nguy hiểm như đã đề cập bên trên.

Giữ thực phẩm rã đông trong tủ lạnh đến khi thực phẩm có thể được mang đi chế biến. Nếu bạn sử dung lò vi sóng để rã đông thực phẩm, hãy nấu chúng ngay lập tức sau khi rã đông.

Theo quy tắc chung, bạn nên tránh làm đông lại các thực phẩm đã rã đông. Những loại thực phẩm được đông lạnh lại có nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn cao. Nguy cơ này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của thực phẩm khi được đông lạnh và cách thực phẩm được xử lý giữa giai đoạn rã đông và đông lạnh lại, tuy nhiên các thực phẩm sống không bao giờ được đem đi đông lạnh lại sau khi đã rã đông.

Bảo quản thực phẩm sống va nấu chín riêng biệt

Bạn nên để thực phẩm sống và thức ăn chín riêng biệt trong tủ lạnh. Vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống có thể truyền qua các thực phẩm đã nấu chín đang được để lạnh, và vi khuẩn có thể nhân lên đến cấp độ nguy hiểm nếu thức ăn không được nấu chín kỹ lại.

Hãy luôn bảo quản thực phẩm sống trong các hộp kín có nắp đậy ở ngăn cuối của tủ lạnh. Giữ thực phẩm sống bên dưới thực phẩm chín để tránh các chất lỏng như nước thịt chảy xuống và làm ô nhiễm các thức ăn khác.

Chọn hộp chứa thực phẩm tốt

Bạn nên đảm bảo rằng các hộp chứa thực phẩm của bạn luôn được giữ sạch sẽ và trong điều kiện tốt và bạn chỉ sử dụng những hộp này để bảo quản thực phẩm. Nhớ đậy kín các hộp đựng thực phẩm này bằng nắp đậy, giấy bạc, hoặc màng nhựa để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Bạn có thể chuyển thức ăn trong các lon thức ăn vừa khui vào trong các hộp đựng thực phẩm phù hợp.

Ảnh: popsugar.com
Loại bỏ ngay những thực phẩm có vấn đề

Hãy bỏ những thực phẩm có nguy cơ cao nếu bạn đã để chúng trong vùng nhiệt độ nguy hiểm hơn 4 tiếng đồng hồ chứ không nên đặt lại những thực phẩm này vào trong tủ lạnh và tiếp tục sử dụng.

K.P.

Theo BetterHealth Australia

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Ức vịt áp chảo sốt cam –...

0
(SGTT) – Một trưa lành mạnh lại đến, Trưa nay ăn gì giới thiệu một món salad là sự kết hợp giữa thịt vịt...

Ngắm đảo Phú Quý từ đỉnh Cao Cát

0
(SGTT) – Từ đỉnh Cao Cát cao trên 105m, du khách sẽ có dịp ngắm bao quát phía Bắc đảo Phú Quý với những...

Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh để...

0
(SGTT) - Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tiến hành các giải pháp nhằm đơn giản hóa...

Bán hàng trên Tiktok Shop có dễ thu tiền tỉ?

0
(SGTT) - Gần đây, nhiều người xôn xao trước thông tin một chủ kênh TikTok cho biết đã đạt doanh thu đạt trên 75...
nha ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Minh Hoàng

Ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành 80% phần...

0
(SGTT) - Dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành hơn 80% phần thô sau hơn một năm khởi...

Hoa anh đào sắp nở rộ khắp Nhật Bản

0
Năm nay, hoa anh đào ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản sẽ nở từ ngày 20-3 và đạt đỉnh điểm một tuần sau đó,...

Kết nối