(SGTT) – Chiều cao của một người có thể bị ảnh hưởng bởi gen, hormone, môi trường và dinh dưỡng. Sau 20 tuổi, tăng trưởng sau giai đoạn sẽ này chậm lại hoặc dừng lại hoàn toàn. Nhiều người tin rằng, tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để phát triển chiều cao nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu xem việc tập luyện có thực sự cải thiện chiều cao đối với người sau 20 tuổi không nhé!
- 25 FIT nâng cấp công nghệ EMS giúp tập luyện hiệu quả hơn
- Chế độ tập luyện để tăng vòng 1 tự nhiên và khoa học
Một số yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao
Di truyền
Di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định chiều cao của một người. Điều này có nghĩa là nếu cha mẹ của một người cao thì nhiều khả năng họ cũng sẽ cao. Nếu cha mẹ của một người thấp thì nhiều khả năng người đó cũng sẽ thấp.
Nội tiết tố (Hormone)
Hormone tăng trưởng được tạo ra trong tuyến yên, hormone tuyến giáp được sản xuất và tạo ra bởi tuyến giáp, hormone giới tính testosterone và estrogen được sản xuất bởi buồng trứng, tất cả đều chỉ dẫn các đĩa tăng trưởng tạo ra xương mới.
Giới tính
Giới tính là một yếu tố sinh học khác đóng vai trò quyết định chiều cao của một người. Nam giới thường có xu hướng cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với nam giới, thường vào khoảng 12,5 tuổi.
Tập luyện có cải thiện được chiều cao hay không?
Thực tế là tăng chiều cao sau khi trưởng thành khá khó khăn vì việc sản xuất các hormone tăng trưởng đã dần dần ngừng lại. Thế nhưng bạn vẫn có thể trông cao hơn ngay cả khi bạn đã ngừng phát triển. Bí quyết nằm ở việc điều chỉnh tư thế bằng cách tập thể dục thường xuyên. Khi cơ thể được tập luyện và kéo giãn sẽ kích thích tiết hormone tăng trưởng và phát triển mô xương mới, điều này có thể giúp bạn tăng chiều cao một chút (vài cm). Các bài tập dưới đây sẽ hữu ích cho bạn trong việc cải thiện chiều cao sau tuổi 20.
- Nhảy dây
Nhảy dây đúng cách giúp tăng cường sự phát triển của xương sụn, tăng trưởng chiều cao đối với trẻ đang trong lứa tuổi dậy thì. Nhưng nếu bạn là người trưởng thành sau 20 tuổi, nhảy dây vẫn là một bài tập hữu ích trong việc điều chỉnh tư thế, tăng sinh hormone tăng trưởng, giúp bạn cao hơn.
Bước 1: Đứng thẳng, hai chân khép vào nhau, căng cơ và thả lỏng vai.
Bước 2: Hai tay giữ 2 đầu sợi dây, khuỷu tay gần sát hai bên sườn và xoay dây bằng cách xoay cổ tay của bạn. Nhảy qua dây bằng mũi chân với hai chân tiếp đất đồng thời và nhảy lên bằng cả hai chân.
Bước 3: Lặp lại từ 30-50 lần.
Lưu ý: Thực hiện bài tập này ở mặt đất bằng phẳng.
- Tập xà đơn
Mặc dù tập xà đơn không trực tiếp có tác dụng tăng chiều cao nhưng có hiệu quả cải thiện tư thế, giúp bạn trông cao hơn. Khi thực hiện hít xà đơn, các động tác nâng, hạ trong bài tập có tác dụng kéo căng và kích thích các lớp cơ bao gồm cánh tay, ngực và lưng, giúp các lớp cơ phát triển tốt hơn.
Bước 1: Bắt đầu với tư thế đặt hai tay lên thanh xà cách nhau một khoảng rộng bằng vai, lòng bàn tay hướng về phía trước.
Bước 2: Cánh tay mở rộng, ưỡn ngực và hơi cong lưng. Đây là tư thế bắt đầu của bạn.
Bước 3: Thở ra, dùng lưng kéo người lên về phía thanh xà cho đến khi ngực ngang với thanh xà.
Bước 4: Hít vào và từ từ hạ người xuống vị trí bắt đầu. Thực hiện động tác từ 10-15 lần.
- Yoga
Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, tập yoga còn giúp duy trì tư thế đúng, làm bạn trông cao hơn. Các tư thế yoga đa dạng sẽ giúp cơ thể bạn dẻo dai, bên cạnh đó còn kích thích các hormone tăng trưởng. Dưới đây là những tư thế yoga phổ biến để tăng chiều cao sau 20 tuổi.
Đứng gập người
Tư thế này tác động lên mọi bộ phận trên cơ thể bạn từ đầu đến chân, hỗ trợ bạn tăng chiều cao.
Bước 1: Đứng thẳng, căng cơ, hai chân khép lại và hai tay xuôi theo thân.
Bước 2: Giơ tay lên trên đầu và hít vào.
Bước 3: Bây giờ thở ra từ từ và cúi xuống. Chạm lòng bàn tay xuống thảm nếu có thể, đầu và ngực chạm chân.
Bước 4: Hít vào và từ từ nâng người lên, đứng thẳng đưa hai tay qua đầu. Lặp lại động tác 10 lần.
Lưu ý: Bạn có thể uốn cong đầu gối một chút khi cúi xuống nếu bạn là người mới bắt đầu.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang giúp tăng cường cơ bắp ở tay, lưng, ngực và kéo căng cột sống, kích thích sụn phát triển.
Bước 1: Bắt đầu với tư thế nằm sấp, duỗi thẳng 2 mũi bàn chân, lòng bàn tay đặt ngang ngực, trán chạm sàn.
Bước 2: Hít vào, thở ra, nhấn hai tay xuống thảm, từ từ nâng đầu lên phía trần nhà và nâng phần thân trên lên. Giữ chặt cơ thể, mắt nhìn về phía trần nhà.
Bước 3: Cảm nhận sự căng ở phần lõi, cơ mông, gân kheo, bắp chân, vai, bắp tay, cổ và cổ tay.
Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 – 30 giây, từ từ hạ thấp cơ thể và trở về vị trí bắt đầu. Thực hiện động tác 10 lần.
Tư thế em bé
Tư thế này giúp các vị trí cổ, lưng, hông, chân được kéo giãn, giúp giảm đau lưng, đau cổ. Đồng thời thúc đẩy lưu thông máu và kích thích hoạt động của hormone tăng trưởng. Từ đó hỗ trợ phát triển chiều cao.
Bước 1: Ngồi trên thảm sao cho gót chân đặt dưới mông, đầu gối hơi mở rộng bằng vai.
Bước 2: Từ từ hạ thấp người xuống, trán chạm sàn, đồng thời duỗi thẳng hai tay về phía trước.
Bước 3: Giữ tư thế trong 30 giây và nâng người lên trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác từ 5-10 lần.
Tường Uyên tổng hợp
Theo StyleCraze, Decathlon Blog và CNET