Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Các trang thiết bị y tế phải kê khai giá từ 1-1-2022

(SGTT) – Bắt đầu từ ngày 1-1-2022, trang thiết bị y tế là mặt hàng phải kê khai giá và cho phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền được quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình về các yếu tố cấu thành giá khi cần thiết.

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 để thay thế các nghị định về quản lý trang thiết bị y tế trước đó.

Tại nghị định này, trang thiết bị y tế sẽ trở thành mặt hàng phải quản lý giá, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước sẽ can thiệp để đảm bảo giá minh bạch và tránh tình trạng mua bán lòng vòng.

Trong Nghị định có 6 điểm mới cơ bản. Thứ nhất, nghị định đã cắt giảm 16 trong tổng số 30 thủ tục hành chính mà các văn bản trước đó đã quy định.

Theo đó bãi bỏ thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế và thay bằng hình thức quản lý doanh nghiệp tự đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử về quản lý trang thiết bị y tế nội dụng, hình thức dự kiến quảng cáo và được thực hiện sau khi đã công khai.

Thứ hai, Nghị định đã đơn giản hóa 5 thủ tục trong số 14 thủ tục hành chính đang thực hiện, để các đơn vị dễ dàng thực hiện và doanh nghiệp dễ dàng áp dụng.

Thứ ba, đổi mới phương thức quản lý, tăng cường phân cấp quản lý với nhiều nội dung trước đây Bộ Y tế quản lý thì theo Nghị định này sẽ phân cấp cho các sở y tế quản lý.

Theo Nghị định mới, các chủ sở hữu trang thiết bị y tế (gồm tổ chức, cá nhân cung cấp trang thiết bị y tế bằng tên riêng của mình hoặc bằng bất kỳ nhãn hiệu, thiết kế, tên thương mại…) phải kê khai và công khai giá. Ảnh: TTXVN

Thứ tư, thay đổi cơ bản cơ chế quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Thời gian tới, sẽ tăng cường kiểm tra trên cơ sở tự công bố và phân cấp cho các đơn vị, nhằm đảm bảo giám sát chất lượng trang thiết bị y tế. Thứ năm, về việc cấp số lưu hành trang thiết bị y tế, các số lưu hành trang thiết bị y tế khi được cấp sẽ có thời hạn vĩnh viễn, thay vì có giá trị 5 năm như hiện nay.

Thứ sáu, điểm đặc biệt trong công tác quản lý trang thiết bị y tế chính là việc quản lý giá. Nghị định này đã đưa trang thiết bị y tế vào mặt hàng phải quản lý giá theo quy định của Luật Giá. Các chủ sở hữu có trang thiết bị y tế phải kê khai giá và công khai giá, trong kê khai giá sẽ bao gồm các cấu phần như lợi nhuận dự kiến, giá bán dự kiến…

Minh Thảo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhật Bản bàn giao thiết bị y tế viện trợ cho...

0
Chính phủ Nhật Bản vừa bàn giao đợt thứ nhất trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện tuyến Trung ương theo dự...

Hai bệnh nhân đậu mùa khỉ của Việt Nam từng ở...

0
Theo thông tin của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC), bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ nhất và thứ hai ở...

Ca đậu mùa khỉ thứ hai là người từng đi du...

0
Ca bệnh đậu mùa khỉ thứ hai tại Việt Nam là một phụ nữ 38 tuổi, từng đi du lịch tại Dubai (Các tiểu...

Kích hoạt đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát...

0
Hiện nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, để phát hiện sớm các ca bệnh, Bộ Y tế...

Bàn chuyện có nên cách ly tập trung khi mắc đậu...

0
(SGTT) - Để tránh tình trạng lây lan rộng bệnh đậu mùa khỉ, việc cách ly tối thiểu 14 ngày là điều cần thiết....

Tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc, Bộ Y tế gia hạn...

0
(SGTT) - Theo danh mục 133 loại thuốc sản xuất trong nước vừa được Bộ Y tế công bố gia hạn đăng ký lưu...

Kết nối