Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Bản đồ ẩm thực: Ghé Bình Phước chớ quên món rau của núi rừng

(SGTT) – Là loại rau mọc tự nhiên trong rừng quanh năm, lá nhíp được đồng bào dân tộc tại Bình Phước thu hoạch và bán khá phổ biến ở các phiên chợ. Do có mùi thơm dịu, khi nấu chín có độ dẻo nên lá nhíp thường dùng để chế biến thành nhiều món ăn.

Món lá nhíp xào thịt bò và tỏi.

Qua tìm hiểu, lá nhíp còn gọi là lá bép, loại rau rừng đặc sản của Tây Nguyên. Một số nơi còn gọi nó bằng cái tên trìu mến là lá thịt gà hay lá bột ngọt bởi do hương vị thơm ngon, thanh tao.

Màu sắc của lá nhíp đa dạng tùy theo quá trình phát triển. Khi còn non lá có màu đỏ hồng, lớn hơn một chút chuyển sang màu vàng nhạt, khi đạt độ trưởng thành có màu xanh non và màu xanh đậm là khi lá già. Do hoàn toàn phát triển trong tự nhiên nên có một số lá bị sâu ăn, người nấu cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhắc về canh thụt, món ăn phổ biến của người S’Tiêng tại Bình Phước mới biết lá nhíp chính là “linh hồn” của món canh này. Nếu không có lá nhíp thì xem như là món canh thụt đó chưa thật sự chuẩn vị. Ngoài ra, lá nhíp còn có thể đem đi xào nấu với thịt bò, thịt gà hay dùng như một loại gia vị chính trong các món lẩu tôm, lẩu cá.

Qua trải nghiệm của người viết khi dùng lá nhíp để làm món thịt bò xào lá nhíp với tỏi mới cảm nhận được vì sao nhiều người lại yêu thích loại rau này. Lá nhíp sau xào chín có độ dẻo, bùi nhẹ và thanh ngọt tựa thịt gà, cho trải nghiệm ẩm thực rất mới lạ so với các loại rau xào khác.

Theo Đông y, lá nhíp là loại cây có thành phần giá trị dinh dưỡng và dược tính tự nhiên tốt cho sức khỏe. Tại các phiên chợ ở Bình Phước, mọi người có thể dễ dàng tìm mua lá nhíp, nhất là các khu vực gần buôn sóc của người S’Tiêng.

Một bó lá nhíp có khi là món quà có ý nghĩa, giá trị hơn nhiều loại thực phẩm khác. Thế nên, không lạ gì khi du khách ghé thăm Bình Phước đều được người dân nơi đây giới thiệu về nó.

Bản đồ ẩm thực Việt Nam là chuyên mục mà Sài Gòn Tiếp Thị mong muốn truyền tải đến những du khách trong và ngoài nước các món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền do đầu bếp và người sành ăn địa phương giới thiệu. Thông qua đó, mọi người vừa thăm thú danh lam thắng cảnh vừa thưởng thức những món ăn ngon, khó quên. Mọi hình ảnh món ăn đặc trưng của các địa phương do bạn sở hữu có thể gửi về cộng tác với Sài Gòn Tiếp Thị tại địa chỉ e-mail: ducduy@thesaigontimes.vn

Phúc An – Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc...

0
(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

0
(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh...

Thổn thức cá rầm kho lá nghệ thôn quê xứ Quảng

0
(SGTT) - Quê tôi nằm bên bờ sông Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), một vùng trũng thấp, khiến những cơn mưa lớn đầu mùa...

Kết nối