(SGTTO) – Nhiều câu hỏi đã được độc giả của Sài Gòn Tiếp Thị gửi về cho bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp trong khuôn khổ buổi giao lưu trực tuyến chủ đề “Tăng cường đề kháng mùa dịch” liên quan đến vấn đề tự chăm sóc sức khỏe, tăng cường sức đề kháng của bản thân và những người xung quanh.

Với sự đồng hành của nhánh Chăm sóc sức khỏe Người tiêu dùng (Bayer Việt Nam), buổi tư vấn trực tuyến do Sài Gòn Tiếp Thị (thuộc Saigon Times Group) tổ chức tại tòa soạn nhằm cung cấp cho độc giả thông tin hữu ích về phương pháp hiệu quả để chăm sóc sức khỏe và giải đáp những băn khoăn liên quan đến việc bổ sung vi chất, tăng cường sức đề kháng.

Hãy chú ý tới những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể

Với kinh nghiệm hơn 20 năm khám chữa bệnh, Bác sĩ Trương Hữu Khanh đã giải đáp các câu hỏi của độc giả gửi đến tư vấn trực tuyến “Tăng cường đề kháng mùa dịch” về dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu và cách để tăng cường sức đề kháng. Để hiểu rõ về hệ miễn dịch và sức đề kháng, bác sĩ Khanh đã lý giải về hai khái niệm này. Mời bạn đọc cùng xem video dưới đây để hiểu rõ:

Theo đó, trong y khoa, đề kháng là sức kháng cự với tác nhân gây bệnh. Điều này liên hệ với hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể với các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Muốn có đề kháng tốt thì hệ miễn dịch phải tốt. Hệ miễn dịch vốn dĩ có sẵn từ mẹ truyền sang hoặc bằng dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng như tập luyện thể thao.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh tại buổi tư vấn trực tuyến “Tăng cường đề kháng mùa dịch” sáng 17-9. Ảnh: Trần Linh

Trong cuộc sống, có những dấu hiệu mà cơ thể cảnh báo sức đề kháng kém. Chẳng hạn như sự mệt mỏi, chóng mặt, bệnh vặt, tình trạng dị ứng. Nhiều độc giả băn khoăn liệu thường xuyên thức khuya có làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của họ. Đây đồng thời là băn khoăn của nhiều người bởi cuộc sống hiện đại với khối lượng công việc cùng sự phát triển của công nghệ khiến chúng ta dễ trở nên tham công tiếc việc hay sa đà giải trí dù ban đêm là thời gian nghỉ ngơi.

Trả lời câu hỏi này, bác sĩ Hữu Khanh cho rằng, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khoẻ. Y học đo lường giấc ngủ từ 21:00 đến 2:00 sáng rất quan trọng đối với cơ thể. Chúng ta ngủ đủ thì tế bào bạch cầu mới tái tạo để tăng sức đề kháng. Trong đó, thời gian 1,5 tiếng trước khi ngủ rất quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Nhưng nhiều người lại làm việc hoặc giải trí như chơi game, xem phim. Thói quen thức khuya sẽ dẫn tới việc mất ngủ triền miên, sức đề kháng càng giảm.

Nhiều thắc mắc liên quan đến “Tăng cường sức đề kháng” đã được bác sĩ Hữu Khanh giải đáp. Ảnh: Trần Linh

Ngoài ra, có những dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng suy yếu được độc giả mô tả trong các câu hỏi như bị choáng khi đứng lên, nhức mỏi lưng và tập trung kém, dễ xao nhãng… Với những dấu hiệu này, bác sĩ Khanh khuyên bạn đọc nên chú ý kĩ tới sức khỏe, để ý xem những triệu chứng đó có thường xuyên hay không. Nếu thi thoảng bạn mắc các triệu chứng đó, hãy dành 15 phút suy ngẫm lại về chế độ dinh dưỡng, lối sống và cường độ, tần suất vận động để từ đó có những điều chỉnh hợp lý. Ngược lại, nếu các triệu chứng xảy ra quá thường xuyên, bạn đọc cần thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Người có cơ địa dị ứng cũng dễ bị dị ứng hơn khi sức đề kháng suy giảm và cần xem xét lại chế độ dinh dưỡng, lối sống khi thường xuyên bị dị ứng.

Tự chăm sóc bản thân để duy trì sức đề kháng

Rõ ràng, sức đề kháng suy giảm sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn. Khi sức đề kháng mạnh, cơ thể không chỉ được bảo vệ trước những bệnh vặt mà ngay cả bệnh ung thư cũng phần nào được ngăn ngừa. Đôi khi, có những tế bào bất thường có thể bị tiêu diệt nếu sức đề kháng đủ mạnh.

Như lý giải của bác sĩ Hữu Khanh, hệ miễn dịch tuy có bẩm sinh nhưng không thể trường tồn. Chỉ bằng việc tự chăm sóc bản thân thì hệ miễn dịch, sức đề kháng mới được duy trì vững mạnh. Bác sĩ Hữu Khanh lưu ý mọi người quan tâm đến 3 yếu tố trong việc tăng cường sức đề kháng gồm: chế độ dinh dưỡng, lối sống và tiêm vắc xin phòng bệnh.

Trong đó, một nguồn dinh dưỡng cần đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, vi chất, vitamin. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể tiếp cận nguồn dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ các chất thông qua thực phẩm. Chẳng hạn, những người quá bận rộn hoặc mắc các bệnh tiêu hóa đặc biệt. Lúc này, chúng ta có thể bổ sung vi chất, vitamin thông qua đường uống bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng. “Tiến bộ của khoa học cho phép chúng ta có nhiều phương pháp bổ sung vi chất, vitamin cho cơ thể hơn. Tuy vậy, hãy là một người tiêu dùng thông minh để lựa chọn thương hiệu uy tín và sử dụng đúng cách”, bác sĩ Khanh nói.

Bên cạnh nguồn thực phẩm, chúng ta cần có lối sống hợp lý, vận động đầy đủ (đi bộ mỗi ngày tối thiểu 8.000 bước chân), uống đủ nước và ngủ đủ giấc. Nhất là dân văn phòng thường không có lối sống khoa học, cần để nước uống và trái cây trên bàn làm việc để bổ sung đầy đủ, kịp thời cho cơ thể.

Buổi giao lưu trực tuyến diễn ra sáng 17-9-2020. Ảnh: Trần Linh

Với việc tự chăm sóc sức khỏe, mỗi người không chỉ có thể tăng cường đề kháng, có một hệ miễn dịch vững mạnh và sức khỏe tốt mà còn có kiến thức chăm sóc tốt những người thân của mình. Một khi có sức khỏe tốt, chúng ta mới làm việc tốt, có hiệu quả và năng suất lao động cao. Về lâu dài, điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển xã hội.

Thiên Nhiên

Video: Lã Cường – Trần Linh

1 BÌNH LUẬN

  1. KHAI THÁC TIỀM NĂNG TỰ CHƯA BỆNH CỦA HỆ THỐNG SỐNG.
    Đại tá.Ths Vũ Ngọc Tuấn-Viện trưởng/ Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ y sinh học Việt nam.

    Hệ thống sống là hệ thống nhất, hoạt động đồng bộ theo cơ chế điều khiển tự động, bao gồm các hệ tuần hoàn, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch, tủy xương, tạo máu, tế bào gốc…Mỗi hệ đều được duy trì sự trật tự về cấu trúc và chức năng một cách nghiêm ngặt. Bất cứ một rối loạn nào về cấu trúc hoạc chức năng đều là nguyên nhân gây bệnh cho cơ thể. Khi cơ thể phát sinh vấn đề rối loạn, ngay lập tức hệ thống điều khiển tự động đã phát tín hiệu thông báo và kích hoạt các hormone, kháng thể, các tế bào miễn dịch….nhanh chóng xác lập lại trật tự của hệ thống. Về nguyên tắc là như vậy nhưng trong thực tế điều này chỉ xảy ra ở cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần và xã hội, còn những cơ thể yếu thì khác rất nhiều nghĩa là cơ thể không những không lập lại trật tự mà làm sự rối lọan tăng với tốc đô nhanh hơn, đồng nghĩa với bệnh tình ngày càng nặng hơn.
    Khả năng Tự chữa bệnh của hệ thống sống.
    Cơ thể sống là một hệ thống liên kết hoàn hảo, tinh vi, nhịp nhàng mà không có bất kỳ một hệ thống điều khiển hiện đại nào đáp ứng được. Nó có khả năng tự chữa bệnh một cách hoàn hảo để duy trì sự sống tốt nhất trước khi phát bệnh và được điều trị. Theo tạp chí Y học “Sức sống” của Đức cho biết, các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng, khả năng cơ thể tự thân chữa bệnh lên tới 60-70% tỉ lệ trục trặc và bệnh tật.
    Chức năng tự chữa lành bệnh của cơ thể là rất mạnh mẽ và đặc biệt quan trọng. Sức đề kháng trong nội tại cơ thể là nhân tố cơ bản nhất để chiến thắng Bệnh tật, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thuốc. điều trị Bệnh tật phải dựa vào sự kết hợp giữa y học và khả năng điều tiết của bản thân người bệnh (Bác sĩ áp dụng giải pháp điều trị khoa học, người bệnh hợp tác tích cực với bác sỹ, tạo ra hiệu ứng có lợi cho sự sống, phát huy năng lượng nội tại của bản thân người bệnh, nâng cao khả năng chữa trị).
    Trương Huyền – một học giả nghiên cứu bách khoa sức khỏe (Trung Quốc) cho biết, con người bẩm sinh đã có khả năng tự chữa bệnh, cho phép duy trì thể trạng khỏe mạnh, khả năng này liên tục phát triển, thích nghi theo môi trường sống và thời gian. Năng lực tiềm ẩn này có thể hỗ trợ việc hồi phục tình trạng bệnh thông qua sự kết nối giữa tâm sinh lý và hệ miễn dịch, đây là nhân tố quyết định có tính cốt lõi đến quá trình điều trị và phục hồi. Cũng là lý do để mọi người bệnh đều hiểu rằng trạng thái tâm lý trong việc chữa bệnh quyết định rất nhiều đến chất lượng điều trị.
    II.Yếu tố tinh thần liên quan đến khả năng tự chưa bệnh của cơ thể.
    Sự khác biệt giữa những bệnh nhân điều trị lâm sàng, khi có thái độ và trạng thái tâm lý tốt, hành vi tích cực thì rất dễ tạo nên những kết quả phục hồi kỳ diệu. Ngược lại, người nào tâm lý càng bất ổn, thái độ tiêu cực, hành vi thiếu lạc quan thì kết quả điều trị phục hồi kém, thậm chí tử vong nhanh chóng.
    Kết quả điều trị = Trạng thái tâm lý + tình trạng của bệnh + kỹ thuật điều trị
    Quy trình điều trị bệnh bằng tâm lý tích cực này giống như quá trình phân chia tế bào hạt nhân, có thể kích hoạt nảy mầm những hạt giống miễn dịch đang tiềm ẩn trong cơ thể, khi năng lượng bên trong cơ thể phát triển ở mức cao, sẽ xác lập lại sự trật tự của hệ thống, tạo ra sư hồi phục kỳ diệu trong điều trị.
    Tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh, giảm đau.
    Cơ chế hoạt động của hệ thống sống còn rất nhiều ẩn số mà khoa học chưa hoàn toàn giải thích được nhưng hệ thống điều khiển tự động của cơ thể lại hiểu đúng ý và tác động chính xác. Vì thế, nếu không can thiệp và làm hỏng hành vi bình thường của cơ thể, cơ thể sống có thể tận dụng lợi thế quyền năng tự chữa lành bệnh để ngăn ngừa bệnh tật.
    Trên thực tế, sử dụng thuốc kháng sinh luôn có tác dụng phụ và lâu dần dẫn đến “nhờn” thuốc, khó có thể chữa khỏi bệnh một cách triệt để. Nhiều loại kháng sinh đã trở nên thất bại trong điều trị. Ngoài thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau cũng có thể gây kháng thuốc, dẫn đến bệnh mãn tính. Nếu sử dụng lâu dài ở bệnh nhân sẽ sinh ra phụ thuộc thuốc và cũng có tác dụng phụ không mong muốn.
    Theo báo cáo, khảo sát của Trường đại học Munster (Đức) cho thấy, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ra bệnh thận. Giáo sư Lee Sung, Đại học Muenster cho biết, tại Đức, có hai phần ba số bệnh nhân bị bệnh thận là do lạm dụng thuốc, đặc biệt là ở phụ nữ hay uống thuốc đau đầu…Ông nói thêm rằng việc sử dụng lâu dài thuốc giảm đau, cơ thể sẽ không sản xuất đủ hemoglobin vận chuyển oxy cần thiết, và sau đó nó gây ra bệnh thận. Nghiêm trọng hơn, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể tạo ra các khối u nhất định.
    Phòng ngừa bệnh và chăm sóc sức khỏe chủ động
    A- Phòng ngừa: Có nhiều biện pháp để phòng ngừa bệnh tật.
    Mọi người cần có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc đi khám định kỳ, ngay cả khi cơ thể đang khỏe mạnh, để sàng lọc và phát hiện nguy cơ gây bệnh sớm. Củng cố kiên thức về y học và tiếp thu ý kiến của cán bộ y tế để có một lối sống khoa học, lành mạnh và cân bằng.
    B- Trú trọng đến Y tế dự phòng: theo 3 cấp độ
    Dự phòng cấp I: Là việc tăng cường và bảo vệ sức khỏe vè tinh thần, thể chất, xã hội (dinh dưỡng, tập thể dục, môi trường sống..). Các hoạt động y tế chỉ là Ngăn ngừa nguyên nhân gây bệnh hoặc chấn thương, tăng cường sức khỏe không làm mất một bệnh cụ thể.
    Dự phòng cấp II:
    Tập trung phát hiện và điều trị bệnh sớm. Bao gồm việc “chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời” , ngăn chặn sự lây truyền bệnh tật, dự phòng biến chứng và tàn tật do bệnh tật gây ra.
    Dự phòng cấp III:
    Giảm các biến chứng bệnh tật bằng cách tập trung vào phục hồi chức năng tâm thần, thể chất và xã hội. cải thiện và nâng cao những chức năng cơ thể còn lại. Ngăn ngừa biến chứng và tổn thương, ngăn chặn sự tiến triển bệnh tật, phục hồi sức khoẻ và chức năng.
    C-Tăng cường sức mạnh và khả năng tự chữa bệnh
    1. Có chế độ nghỉ dưỡng hợp lý.
    Khi mệt mỏi, nghỉ ngơi là cách hiệu quả nhất để phục hồi thể lực. Người xưa có câu nói nổi tiếng, 3 phần trị, 7 phần dưỡng, ( nghỉ dưỡng rất quan trọng, là sự nghỉ ngơi phù hợp và duy trì một cuộc sống có trật tự, nguyên tắc và khoa học).
    2. Tăng cường vận động, thể dục thể thao.
    Tập thể dục có thể chữa được nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh mãn tính. Nhưng cần phải chú ý để lựa chọn phương pháp riêng phù hợp với thể chất của mỗi người. Tập thể dục và vận động sẽ giúp bạn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh một cách lâu dài.
    3. Bổ xung dinh dưỡng một cách khoa học
    Thuốc bổ không bằng thực phẩm bổ. Bồi dưỡng bằng cách ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, chính là chìa khóa giúp cho cơ thể duy trì trạng thái bình thường một cách tốt nhất.
    4. Duy trì trạng thái tâm lý tốt.
    Thể chất và tinh thần được hình thành và phát triển như một thực thể hợp nhất không thể tách rời và có chung một hệ thống điều khiển tự động. Mọi chuyển động trong cơ thể đều do hệ thống này chi phối.
    5. Lựa chọn giải pháp điều trị thông minh.
    Khi bị các bệnh cấp tính, các bênh lây nhiểm : Cần được thăm khám và điều trị tại các tổ chức y tế càng sớm càng tốt.( với bện nan y nên đến thăm khám tại 02 cơ sở y tế uy tín )
    Với những bênh mãn tính, những bệnh không lây nhiểm.
    Hạn chế cao nhất việc dùng các thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh;
    Lựa chọn những cơ sở y tế có đủ năng lực về chuyên khoa YHCT kết hợp với YHHĐ và Phục hồi chức năng để tiến hành việc điều trị (Việc chẩn đoán cần được thực hiện bằng những kỹ thuật hiện đại mới đáp ứng tính chính xác –chẩn đoán đúng sẽ có giải pháp điều trị hiệu quả)
    Kết luận
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê: 2/3 tổng số người chết hàng năm trên thế giới có nguyên nhân từ bệnh không lây nhiễm, bao gồm: Bệnh tật, tiểu đường, bệnh mãn tính về tim mạch và các bệnh về phổi. Xã hội phát triển thì tỷ lệ này càng tăng. Dự phòng bệnh tật bao gồm: Hạn chế việc lạm dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng phù hợp, lối sống khoa học lành mạnh, giữ gìn môi trường trong sạch, chế độ vận động, thể dục hợp lý, tinh thần lạc quan yêu đời…. chúng ta sẽ có được cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất, tinh thần, xã hội. Đây là yêu tố đặc biệt quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh tật, tăng khả năng đề kháng, miễn dịch, phát huy cao nhất khả năng thích nghị, tự chữa bệnh của cơ thể và duy trì sự sống một cách bền vững nhất. Giúp hạn chế việc gia tăng số người tử vong do bệnh mãn tính và các dịch bệnh gây ra trên toàn thế giới.
    Tôi khái quát lại những nội dung này nhằm mang đến cho mọi người cách nhìn lạc quan, khoa học trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội..mọi người tham khảo và cho ý kiến nhé. https://www.youtube.com/watch?v=0oo3j97keEA
    Trân trọng!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây