Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Thu về lại nhớ ẩm thực đất Hà thành

(SGTT) – Hà Nội có tiết trời rõ rệt bốn mùa quanh năm. Theo đó, ẩm thực nơi đây ngoài những món ăn truyền thống thì còn có hình thức mùa nào thức nấy. Cứ mùa Thu về, người dân Hà thành lại tìm đến chả rươi, bánh tôm Hồ Tây hay các thức ăn vặt như cốm, hồng ngâm, hồng đỏ, sấu chín…

Chả rươi

Chả rươi. Ảnh: Gia đình Việt

Con rươi là thực phẩm khá đặc biệt bởi ngoại hình đáng sợ đối với nhiều thực khách. Cứ vào khoảng tháng 9 hằng năm, mùa rươi lại đến và các hàng ăn lại tấp nập chuẩn bị rươi tươi để chế biến chả rươi. Tuy không quá nổi bật như bún chả, phở gà, xôi xéo, bún ốc… nhưng chả rươi vẫn có những tín đồ háo hức đợi chờ thưởng thức.

Để làm chả rươi, người ta cần chọn những con rươi tươi sống, sơ chế, trộn với trứng gà, vỏ quýt, lá gừng, lá lốt, quết lại và đem chiên giòn. Thành phẩm thu về là miếng chả mềm xốp, cắn tới đâu, thịt rươi ngập trong miệng đến đó.

Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Hồ Tây. Ảnh: Hồng Ánh

Không đợi tiết trời se lạnh ngày đông, từ chớm thu về, người dân Hà Nội đã rủ nhau đến những hàng ăn bán bánh tôm. Người có sức ăn mạnh thì có thể gọi đến hai đĩa, người sức ăn vừa thì có thể hai người chỉ hết một đĩa với vài chiếc bánh tôm cùng chén nước chấm chua ngọt. Sau lớp vỏ giòn rụm là vị thanh ngọt của tôm được đánh bắt từ Hồ Tây. Giữa tiết trời thu, nhâm nhi vài chiếc bánh cùng người thân, bạn bè thì quả thật thi vị.

Cốm

Cốm. Ảnh: Cốm mộc Hà Nội

Tại Hà Nội, nhắc đến cốm là nhắc đến làng Vòng. Nơi đây có làng cốm, nghề gia truyền qua nhiều thế hệ cho đến nay vẫn duy trì. Cụ thể, cốm làng Vòng ngon bởi do người nấu phải gói cốm trong lá sen, buộc bằng dây rơm nếp. Không cần tìm đến những hàng ăn, du khách có thể bắt gặp món cốm này ở nhiều người bán dạo với chiếc mẹt đầy ắp cốm.

Hồng ngâm

Hồng ngâm. Ảnh: Món ăn ngon

Hồng ngâm là thức quà vặt chỉ có ở mùa thu, khi những cơn gió nhẹ khẽ lay cành, khi cái ấm áp giao hòa giữa mùa xuân chuyển mùa ập đến. Khi vừa thu hoạch, trái hồng có màu xanh, vị chát nên người nông dân phải ngâm trong nước. Bằng kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa, quả hồng sau ngâm dần chuyển vàng ươm, giòn ngọt.

Hồng đỏ

Hồng đỏ. Ảnh: Nông nghiệp Trường Sơn

Tương tự hồng ngâm, hồng đỏ thường chỉ mua được vào mùa thu. Hồng có vỏ mỏng, mọng nước, màu đỏ và vị thơm đặc trưng. Khi hồng chín tới, mọi người mới cảm nhận rõ vị của loại trái cây này, còn lại thì có vị khá chát. Từ tháng 8, hồng đỏ đã vào mùa nhưng nở rộ trong cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.

Sấu chín

Sấu chín. Ảnh: Hồng Lâm

Nếu như miền Nam có trái cóc thì miền Bắc có trái sấu mang vị chua riêng biệt. Thông thường, sấu phải đợi chín mới có thể làm món ăn vặt, chấm cùng muối, ớt hoặc dầm với đường làm nước sấu mát mẻ, chua nhè nhẹ.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những thức uống cà phê Việt làm ‘say lòng’ Michelin

0
(SGTT) - Việt Nam không chỉ nổi tiếng bởi việc xuất khẩu trữ lượng lớn hạt cà phê ra thế giới mà quốc gia...

Công thức trào lưu ẩm thực mới nhất: Trà long nhãn...

0
(SGTT) - Trong những trào lưu ẩm thực về mảng thức uống, trà long nhãn Thái Lan là trào lưu mới nhất, được giới...

Mời đăng ký tham dự Giao lưu đầu bếp với chủ...

0
(SGTT) – Giao lưu đầu bếp là chương trình chia sẻ những kiến thức và trải nghiệm món ăn theo các phong cách ẩm...

Sau TPHCM và Hà Nội, Đà Nẵng sắp ‘hái sao Michelin’...

0
Đà Nẵng là điểm đến thứ ba của đội ngũ thẩm định viên Michelin Guide tại Việt Nam nhằm tìm kiếm quán ngon để...

Thêm nghề làm bánh khẩu xén, chí chọp, Điện Biên có...

0
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch quyết định công nhận nghề làm bánh khẩu xén và chí chọp của người...

Hiểu hơn về con nuốc, thực phẩm đang “gây sốt” cộng...

0
Dù có mặt lâu đời ở Huế và được người dân nơi đây dùng làm thực phẩm chế biến món ăn hằng ngày, nhưng...

Kết nối