Thứ Sáu, Tháng Chín 13, 2024

Quảng Nam: Chung tay thúc đẩy công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã

(SGTT) – Ngày 17-6-2022, sự kiện “Phổ biến pháp luật về Động vật hoang dã và ký cam kết với khối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” đã được tổ chức tại Quảng Nam.

Sự kiện này được thực hiện với sự hỗ trợ từ Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học(VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) và Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện, gần 70 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh chim hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã ký cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã sau khi nhận thức được tầm quan trọng của chúng đối với việc giữ gìn hệ sinh thái, bảo vệ sự phát triển bền vững của nhân loại và tuân thủ các quy định của pháp luật. Đại diện các cơ quan và chính quyền địa phương đã tham dự và chứng kiến sự cam kết của khối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác tài nguyên rừng quá mức, chuyển đổi mục đích rừng và đất thiếu quy hoạch trong nhiều thập kỷ qua, đã khiến diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Các nguyên nhân này cùng với các hoạt động săn, bắt và buôn bán trái phép các loài hoang dã đã dẫn đến nhiều loài động, thực vật bị đe dọa nghiêm trọng, một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.

“Kết quả khảo sát về tiêu thụ thịt động vật hoang dã do WWF-Việt Nam thực hiện trong năm 2021-2022 cho thấy, các quán ăn/nhà hàng là mắc xích chính trong chuỗi cung ứng thịt động vật hoang dã. Khoảng 50% sản lượng thịt động vật hoang dã được đưa đến người tiêu dùng tại các địa bàn khảo sát thông qua kênh nhà hàng. Do đó, việc các nhà hàng cam kết chung tay hành động sẽ góp phần đáng kể trong hoạt động bảo tồn các loài động vật hoang dã”, bà Nguyễn Thúy Hằng, Trưởng tiểu hợp phần Giảm cầu tiêu thụ động vật hoang dã, Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, WWF-Việt Nam, chia sẻ.

Sự kiện “Phổ biến pháp luật về Động vật hoang dã và ký cam kết với khối cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống” vừa được tổ chức tại Quảng Nam. Ảnh: WWF

Riêng đối với các loài chim hoang dã, hiện nay tình trạng săn bắt, tiêu thụ các loài chim hoang dã, đặc biệt là các loài chim di cư vẫn đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến đa dạng sinh học, môi trường, tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh cho con người và sinh vật.

Ngày 17-5-2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam. Theo đó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành và các cơ quan liên quan ở cấp quốc gia và địa phương tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư, đặc biệt vào mùa chim di cư. Trong chỉ thị, các hoạt động truyền thông cũng được nhắc tới với vai trò là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép các loài chim hoang dã.

Ông Nguyễn Ba, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, chia sẻ “Tôi vui mừng khi chứng kiến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn đã cam kết chung tay bảo tồn các loài động vật hoang dã. Chúng tôi sẽ đồng hành và sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để xây dựng một thành phố ‘Nói không với động vật hoang dã trái phép’”.

Với sự hỗ trợ của USAID, thông qua Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, WWF-Việt Nam cùng với các đối tác đã và đang đồng hành triển khai các chương trình, sáng kiến về bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm hoàn thiện khung chính sách và thực thi chính sách liên quan, phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ở các vùng đệm của các vườn quốc gia và khu bảo tồn, cũng như tăng cường truyền thông thay đổi hành vi, giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phầm từ động vật rừng và chim hoang dã.

Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học do USAID tài trợ là một trong những chương trình dự án quan trọng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự kiến trong Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học. Dự án sẽ phối hợp với các tỉnh tham gia dự án để nâng cao hiệu quả bảo tồn đa dạng sinh học tại 700.000 ha rừng tại năm tỉnh và hai vườn quốc gia, trong đó có Quảng Nam.

“Chúng tôi cũng cam kết tăng cường sự phối hợp với WWF-Việt Nam và các cơ quan liên quan, đồng thời kêu gọi cộng đồng cùng chung tay trong các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học tại Quảng Nam”, ông Từ Văn Khánh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án VFBC tỉnh Quảng Nam, chia sẻ.

Đinh Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bắt đầu mùa ra biển làm ‘bà đỡ’ cho những mẹ...

0
(SGTT) - Vào hè, nhiều bãi biển trên cả nước lại chào đón những cá thể rùa lên đẻ trứng, đây cũng là thời...

Giao rùa biển quý hiếm từ thông tin của báo SGTT...

0
(SGTT) - Ngày 19-5, Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan này vừa tiếp nhận và bàn giao 1 cá...

Người dân tự nguyện giao nộp cá thể rùa biển 7kg...

0
(SGTT) - Trong quá trình mua hải sản ở Tiền Giang, một đàn ông phát hiện cá thể rùa biển nên mua lại. Người...

Mua bán 5 trứng rùa biển, phạt 24 tháng tù và...

0
(SGTT) - Tòa án Nhân dân huyện Côn Đảo vừa xét xử 2 đối tượng mua trứng rùa biển, một đối tượng cung cấp...

Chung tay ngăn chặn mua bán chim hoang dã

0
(SGTT) - Ngày 19-4, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế...

Cò về rồi sẽ lại ra đi?

0
(SGTT) - Đã lâu lắm, tính ra cũng gần mười năm tôi mới được thấy cò về làng ở quê nhà Hà Tĩnh nhiều...

Kết nối