Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Những cô nàng khiếm thị và hành trình lan tỏa lối sống xanh đến mọi người

(SGTT) - Tại TPHCM, có một nhóm bạn nữ khiếm thị chọn kinh doanh những sản phẩm từ thiên nhiên và tạo ra mô hình thu gom rác hữu ích. Qua đó, giúp lan tỏa lối sống xanh, thân thiện với môi trường đến mọi người.

Cửa hàng xanh nói không với rác

“Chị ơi, em đem bao nylon đến đổi”, nghe được tiếng kêu đó, Minh Thư và Phương Linh, hai cô gái khiếm thị mừng rỡ và chạy vội ra mở cửa cho khách. Sau đó, Minh Thư liền cân ký, còn Phương Linh nhanh nhẹn lấy nông sản trao cho khách.

Chị Nguyễn Thị Minh Thư (27 tuổi) và chị Nguyễn Thị Phương Linh (25 tuổi) là đôi bạn khiếm thị cùng nhau vận hành một cửa hàng đặc biệt “không rác thải” ở trạm 353T Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM. Nơi đây bán những đồ dùng từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, phục vụ những người yêu thích lối sống xanh.

Theo Minh Thư, hiện nay môi trường sống đang bị ô nhiễm nghiêm trọng vì rác thải. Trong đó, loại rác khó phân hủy nhất là bao nylon. Vì vậy, để khuyến khích mọi người sống xanh, chị cùng một số người bạn của mình triển khai hoạt động “đổi bao nylon lấy nông sản” từ đầu tháng 6 năm nay.

Những ngày đầu thực hiện, hoạt động không nhận được sự quan tâm nhiều của mọi người, nông sản thì hư mà không có nhiều người đến đổi. Tuy nhiên, khi thông tin về cửa hàng chia sẻ trên các trang mạng xã hội, nhiều người biết đến và tham gia đổi bao nylon nhiều hơn. Cụ thể hai ki lô gram bao nylon sẽ đổi lấy nửa ký nông sản các loại như cà chua, dưa leo, rau muống… "Chúng tôi rất vui vì lan tỏa một phần nhỏ nào đó về lối sống xanh, bảo vệ môi trường đến mọi người”, chị Thư cho biết.

Về nguồn nông sản, chị Thư cho hay, thời gian đầu cửa hàng được một mạnh thường quân ở Đà Lạt hỗ trợ, cung cấp để thực hiện chương trình. Sau này, khi chương trình nhận nhiều sự quan tâm thì cửa hàng phải trích một khoản tiền nhỏ từ doanh thu để mua nông sản.

Những bạn trẻ đến cửa hàng Limart, quận 1 đổi túi nylon lấy nông sản. Ảnh: Ngọc Trăm
Một sản phẩm thủ công gần gũi, thân thiện với môi trường. Ảnh: Ngọc Trăm

Đem đến một vỏ bao nylon lớn đã được làm sạch giữa trưa, bạn Phạm Khả Thi, sinh viên Đại học Sài Gòn, cho hay từ khi biết đến hoạt động này, những bao nylon mà mẹ Thi hay đi chợ đã được Thi gom lại để đổi nông sản. "Cách làm này vừa giúp hạn chế việc thải bỏ nylon ra ngoài môi trường mà nhà tôi lại có thêm nông sản để chế biến món ăn", Khả Thi cho biết thêm.

Đối với chị Phương Linh, cô nàng khiếm thị, chia sẻ hy vọng mọi người sẽ biết cách phân loại rác, hạn chế sử dụng các túi nylon, chai nhựa để cùng chung tay bảo vệ môi trường sống trong lành.

Liên quan đến lượng túi nylon nhận từ khách đến trao đổi, cửa hàng sẽ phân loại ra thành hai dạng là thường và tự phân hủy. Đối với bao nylon thường, cửa hàng chuyển qua cho anh chị khuyết tật Nhà May Mắn, dùng cắt thành những sợi nylon dài, cuộn lại đưa vào khung dệt để dệt ra những túi nylon như túi laptop, ví…

Đối với bao nylon phân hủy, cửa hàng chuyển cho Công ty TNHH Sản xuất thương mại tổng hợp II đưa vào quy trình sản xuất để tiếp tục tái chế tạo ra các túi đựng rác.

Qua quan sát, các sản phẩm tại cửa hàng sắp xếp gọn gàng trong những thùng nhựa tái chế mà các công ty dược gửi tặng và từ những chương trình đổi quà trước đó. Cũng từ những thùng nhựa này mà hai chị còn tận dụng để làm bảng hiệu, đựng các sản phẩm như nước rửa chén, dầu gội đầu, sữa rửa mặt... làm từ thiên nhiên, không chứa chất bảo quản.

Trao cơ hội cho người "yếu thế"

Chị Minh Thư chia sẻ, ý tưởng mở cửa hàng xanh này xuất phát từ tình yêu môi trường của chị Phạm Thị Kim Hằng, người sáng lập cửa hàng, đồng thời có cha là người khiếm thị. Vì vậy, hơn ai hết chị Hằng mong muốn giúp đỡ những mảnh đời yếu thế như cha mình.

"Nhiều sản phẩm từ thiên nhiên tại cửa hàng đều làm thủ công bởi bàn tay của trẻ em khuyết tật 'Nhà may mắn'. Do đó, 80% lợi nhuận của cửa hàng này trích ra để gây quỹ học bổng cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn", chị Minh Thư cho biết thêm.

Chị Hằng đang “refill” dầu gội đầu cho khách. Ảnh: Ngọc Trăm

Ngoài đồng cảm với người khiếm thị, chị Hằng hy vọng cửa hàng còn là điểm tựa, giúp các bạn khiếm thị có thêm cơ hội việc làm, thêm nghị lực trong cuộc sống. Trong tương lai, những cô nàng mong muốn mở mỗi quận một trạm theo mô hình này để thuận tiện cho mọi người ghé đổi nông sản, mua sắm những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngọc Trăm - Thúy Quỳnh - Nguyễn Yến

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phúc Sinh K Coffee dành nửa doanh thu bán túi thân...

0
(SGTT) - 50% doanh thu từ việc bán túi được làm từ chất liệu canvas, túi PP dệt thân thiện với môi trường sẽ...

Đề xuất bỏ xe máy không đảm bảo kỹ thuật và...

0
(SGTT) - Bộ Tài nguyên và môi trường đang dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thải bỏ phương tiện giao...

Đài truyền hình TPHCM phát động cuộc thi ‘Cùng HTV hành...

0
(SGTT) - Đài truyền hình TPHCM tiếp tục tổ chức Cuộc thi video clip “Cùng HTV hành động xanh” mùa 3 năm 2024 với...

Người trẻ ‘biến hình’ cho những dòng kênh đen

5
(SGTT) - Đắm mình vào những dòng nước đen kịt, đầy rác rưởi hôi thối ở TPHCM, những bạn trẻ trong nhóm Sài Gòn...

Vớt rác bằng… thuyền làm từ rác

0
(SGTT) - Hơn 1.200 vỏ chai nhựa thu lượm từ các con kênh, con sông tại TPHCM được các bạn trong nhóm Sài Gòn...

Cò về rồi sẽ lại ra đi?

0
(SGTT) - Đã lâu lắm, tính ra cũng gần mười năm tôi mới được thấy cò về làng ở quê nhà Hà Tĩnh nhiều...

Kết nối