Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Một ngày thăm vườn tại “thủ phủ” điều khi vào mùa

(SGTT) – Bình Phước độ này đang vào mùa thu hoạch điều, chỉ cần đi qua trung tâm thành phố Đồng Xoài (thuộc tỉnh Bình Phước, giáp Bình Dương), du khách sẽ lập tức cảm nhận được ngay “mùi hương” đặc trưng của xứ điều.

Theo thống kê mới nhất vào tháng 3 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay Bình Phước đang chiếm hơn 50% diện tích điều và 54% sản lượng điều cả nước, vì vậy Bình Phước còn được mệnh danh là “thủ phủ” điều của Việt Nam.

Tại đây, điều trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Một năm chỉ có một mùa điều, thường sẽ bắt đầu vào khoảng tháng Mười Hai. Những năm trước, người dân Bình Phước phải vừa đón tết, vừa thu điều, lắm khi chỉ mới mùng 2, mọi người đã phải đi nhặt điều. Tuy nhiên, năm nay mùa điều đến trễ hơn một tháng do biến đổi khí hậu, nên dịp tết Tân Sửu này, bà con nơi đây được đón cái Tết trọn vẹn.

Bắt đầu vào mùa, người dân sẽ có những bộ “áo giáp” riêng chuyên dùng để đi lượm điều, cùng với những phụ kiện như nón, khẩu trang, bao tay, giày hoặc ủng… và một đồ dùng vô cùng quan trọng đó là chiếc giỏ lượm điều (người miền Bắc thường gọi là cái làn).

“Bộ áo giáp chuyên dụng” để nhặt điều của người dân Bình Phước ưu tiên là đồ dài, tối màu, kín nhất có thể nhưng không gây khó chịu. Ảnh: Phùng My

Sở dĩ cần phải có trang phục riêng để đi nhặt điều là do trái điều. Nếu để nước trái điều dính vào quần áo thì sẽ giặt không ra. Đối với một số người có da nhạy cảm, nước điều còn gây mẩn ngứa, nên phải sử dụng bao tay. Và đội nón không chỉ để che nắng, mà còn để tránh cho hoa điều, cành điều khô bám vào tóc.

Mới chỉ khoảng 6:00 sáng, nhiều người dân Bình Phước đã tranh thủ lên đi nhặt điều. Đa số người dân đều chuẩn bị cơm trưa mang theo và nghỉ ngơi luôn tại rẫy.

Thường thì khi trồng điều, người dân sẽ trồng theo hàng lối ngay ngắn, để khi nhặt, chia hàng ra nhặt cho đỡ bị sót cây. Để đỡ phải sót hạt, họ đã tiến hành quét dọn lá điều trước khi vào mùa khoảng một tháng.

Sự phân chia hợp lý lối nhặt điều sẽ hạn chế tình trạng sót hạt. Ảnh: Phùng My

Nhặt điều, người dân chỉ lấy hạt, nên quả sau khi nhặt xong, sẽ được gom thành từng đống nhỏ, hoặc gom vào gốc để không lẫn vào những quả mới rớt xuống, đồng thời làm phân bón giúp nuôi cây. Cứ hết hàng này, lại đi hàng khác, tùy vào diện tích của mỗi rẫy mà có cách bố trí hàng cho hợp lý.

Một số người có da dễ bị mẫn cảm sẽ sử dụng bao tay khi nhặt điều. Ảnh: Phùng My
Thường thì người dân sẽ tiến hành đi tới đâu, nhặt tới đó, hoặc đôi lúc, họ có thể gom quả điều lại thành một đống to sau đó ngồi nhặt lấy hạt, bỏ trái. Ảnh: Phùng My
Trong vườn điều có vô số các loại côn trùng, bò sát… có nhiều loài mà ngay cả người dân nơi đây cũng chưa biết gọi tên. Trong hình là vô số con bọ nhặn (người dân tạm gọi với nhau) đang bu người nhặt điều. Ảnh: Phùng My

Nhặt điều, người dân ưu tiên nhặt những quả dưới đất, vì đa số những quả đó hạt đã đủ chín, có độ nặng, cũng như để tránh để hạt dưới đất bị khô. Chỉ vào gần cuối mùa, người dân mới tiến hành rung cây.

Có những hạt đã rớt xuống dưới đất một thời gian dài và tự mọc thành cây. Ảnh: Phùng My

Sau khi rung cây, sẽ là giai đoạn mót điều. Thay vì đầu mùa, người dân sẽ thường xuyên vô trông coi rẫy, thì tới giai đoạn mót điều, các hộ gia đình sẽ thả rẫy tự do, cho phép người ngoài vô nhặt điều trong rẫy của mình.

Niềm vui nho nhỏ của người dân khi nhặt điều chính là bắt gặp được hạt điều sinh đôi. Ảnh: Phùng My

Có những thời điểm điều chín rộ rất nhiều, các gia đình nhặt không kịp sẽ thuê nhân công để nhặt. Hoặc là thuê theo ngày, hoặc khoán theo ký, một ký hiện tại đang rơi vào khoảng 2.000-3.000 đồng/kg. Cách 3-4 ngày, người dân sẽ vào nhặt một lần, mùa điều thường kéo dài khoảng bốn tháng, trung bình mỗi mẫu (héc-ta) người dân sẽ kiếm được 1-1,5 tấn điều mỗi mùa.

Trung bình một ngày, mỗi người sẽ nhặt được từ 60-90kg điều tươi. Mỗi lần nhặt cách nhau 3-4 ngày. Ảnh: Phùng My

Năm nay, nhiều người dân cũng đang lo vì biến đổi khí hậu, bông điều đen, điều lại mất giá, hiện tại giá điều đang rơi vào khoảng 21.000-22.000 đồng/kg điều tươi (giảm 6.000-8.000 đồng/kg so với năm ngoái). Giá điều luôn dao động theo từng ngày và có xu hướng giảm dần vào cuối mùa. Đối với nhiều gia đình không muốn bán điều tươi, họ sẽ phơi khô; so với điều tươi, giá điều khô cao hơn từ 8.000-13.000 đồng/kg.

Vào mùa vụ, nhiều địa điểm thu mua điều nhỏ lẻ tự phát, nên không khó để người dân bán điều tươi sau khi nhặt. Thậm chí có người mua điều tới tận rẫy cân, người dân đỡ mất công chở điều ra ngoài. Ảnh: Phùng My

Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: sẽ đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2

0
(SGTT) - Theo Ban Quản lý Đường sắt đô thị TPHCM, để dọn mặt bằng làm tuyến metro số 2, hơn 400 cây xanh nằm dọc các tuyến đường Lê Lai, Trương Định, Phạm Hồng Thái, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh sẽ bị đốn hạ, di dời. Cận...

Buýt vi vu: Tìm về 4 hội quán của người Hoa cùng tuyến buýt số 1

0
(SGTT) - Vi vu cùng tuyến buýt số 1, du khách có thể khám phá các hội quán của người Hoa ở quận 5 như hội quán Tam Sơn, hội quán Nhị Phủ, hội quán Nghĩa An, hội quán Quỳnh Phủ. Buýt vi vu: Cùng buýt 44 tìm về...

Đang lắp đặt trạm dừng chân tạm trên tuyến cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang

0
(SGTT) - Theo ghi nhận Kinh tế Sài Gòn Online, trên tuyến cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang đang có nhiều điểm thi công san lấp nền để bố trí trạm dừng chân tạm. Các trạm nghỉ này sẽ có bãi đỗ xe và nhà vệ sinh tạm,...

Các hãng hàng không tăng tải, ngành đường sắt ‘cháy’ vé dịp lễ 30-4 và 1-5

0
(SGTT) - Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 tới đây, các hãng hàng không sẽ tăng hơn 100 chuyến bay/ngày để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Theo thông tin từ Cục hàng không Việt Nam, so với lịch bay trung bình trong tháng 3-2024, số...

‘Chìa khóa’ mở các ‘cánh cửa quốc tế’ cho thời trang Việt

0
(SGTT) - Nổi bật và ấn tượng giữa vô vàn thiết kế trong và ngoài nước là khát vọng mà bất kỳ nhà thiết kế thời trang nào cũng muốn chạm tới. Không chỉ thành công chinh phục người nổi tiếng quốc tế diện các bộ trang phục “made in...

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi ích chung

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình hình bùng nổ công nghệ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của cả “bên bán” lẫn “bên mua” thì nay là...

Kết nối


Cùng chuyên mục