Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Bản đồ ẩm thực: Hòa mình cùng thiên nhiên với canh thụt Bình Phước

(SGTT) – Ngoài là món ăn truyền thống của người S’Tiêng tại Bình Phước, canh thụt còn chứa đựng trong nó những triết lý về một lối sống gần gũi, hòa nhập cùng thiên nhiên.

Theo đó, canh thụt là món ăn thường để thiết đãi khách quý hoặc xuất hiện trong các lễ hội của một số cộng đồng đồng bào dân tộc. Nguyên liệu để làm canh thụt phần lớn cũng từ thiên nhiên và gồm ít nhất từ mười nguyên liệu trở lên như tôm, cá, cua nhỏ, mướp (lấy cả trái non, hoa đực, nụ, ngọn mướp), cà pháo, măng rừng, củ nén, đọt mây, lá nhíp cùng một số loại rau rừng và gia vị đặc trưng.

Ngoài nguyên liệu đặc sắc thì cách nấu món canh này cũng khá độc đáo. Cụ thể, thay vì dùng nồi như cách nấu canh thông thường thì người nấu sẽ dùng ống tre (lồ ô hoặc nứa) có độ dài khoảng 40-60cm. Một đầu giữ đốt mắt, đầu ống còn lại cắt thật khéo để cho nguyên liệu vào nấu.

Trong khi nấu với lửa vừa trên bếp than hồng, cần nghiêng ống và xoay tròn thường xuyên để cho canh không bị đổ. Khi canh sôi, dùng đũa cả (loại đũa to, làm bằng tre, dùng để xới cơm) và thụt liên tục để làm nhuyễn nguyên liệu. Cứ thế, đến khi thấy hỗn hợp nguyên liệu kẹo lại, nước sền sệt tựa như súp là món ăn đã đạt chuẩn. Sau đó, nêm nếm thêm ít gia vị như muối, ớt, rau thơm là có thể thưởng thức.

Theo báo Bình Phước, ngoài người S’Tiêng ở Bình Phước, canh thụt còn là món ăn dân dã của người M’Nông nhưng có biến tấu một chút về nguyên liệu. Cụ thể, người M’Nông thường dùng thịt rừng tươi hoặc khô để nấu ngoài cá, tôm ngoài một số nguyên liệu của núi, rừng như người S’Tiêng.

Được biết, đồng bào Khmer ở miền Tây cũng có món canh thụt khá giống với người S’Tiêng, có tên gọi là Lo prong. Ngoài cách chế biến tương đồng thì canh thụt của người Khmer có sử dụng thêm mắm bò hóc, một loại mắm đặc trưng của dân tộc này.

Có dịp về thăm Bình Phước, canh thụt sẽ là một gợi ý thú vị để du khách có thể hiểu hơn về con người, văn hóa ẩm thực của người đồng bào tại đây. Qua đó, như cảm nhận được sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người.

Bản đồ ẩm thực Việt Nam là chuyên mục mà Sài Gòn Tiếp Thị mong muốn truyền tải đến những du khách trong và ngoài nước các món ăn đậm nét văn hóa ẩm thực vùng miền do đầu bếp và người sành ăn địa phương giới thiệu. Thông qua đó, mọi người vừa thăm thú danh lam thắng cảnh vừa thưởng thức những món ăn ngon, khó quên. Mọi hình ảnh món ăn đặc trưng của các địa phương do bạn sở hữu có thể gửi về cộng tác với Sài Gòn Tiếp Thị tại địa chỉ e-mail: ducduy@thesaigontimes.vn

Phúc An – Phùng My

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế

0
(SGTT) - Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui,...

Những câu chuyện ẩm thực thú vị về món chè hé...

0
(SGTT) - Nếu có dịp du lịch Đà Lạt, người ta thường hay rủ nhau thưởng thức bánh căn, bánh mì xíu mại, lẩu...

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc...

0
(SGTT) – Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách...

Về Đà Nẵng nhớ thưởng thức 5 món ăn, đặc sản...

0
(SGTT) - Ẩm thực Đà Nẵng như một bức tranh với nhiều sắc màu của văn hóa miền Trung nước ta. Khám phá những...

Thơm ngon tô bún mực Đại Lãnh xứ biển Khánh Hòa

0
(SGTT) - Được thiên nhiên ưu ái cho vùng biển trải dài, cát trắng mịn màng, nước trong xanh, Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh...

Thổn thức cá rầm kho lá nghệ thôn quê xứ Quảng

0
(SGTT) - Quê tôi nằm bên bờ sông Yên (Đại Lộc, Quảng Nam), một vùng trũng thấp, khiến những cơn mưa lớn đầu mùa...

Kết nối