Thứ Ba, Tháng Sáu 18, 2024

Khuyến khích phát triển thương mại điện tử theo hướng bền vững

(SGTT) – Theo Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát hoạt động thương mại điện tử và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó là khuyến khích thương mại điện tử phát triển theo hướng bền vững.
Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022. Ảnh: TL

TTXVN đưa tin, một số vấn đề Bộ Công Thương đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi như bổ sung khái niệm phù hợp với quy định tại Luật Giao dịch điện tử 2023 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023; bổ sung quy định xác thực tài khoản người bán cá nhân và cung cấp thông tin trên các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Bộ cũng nghiên cứu phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc quản lý, giám sát và giải quyết tranh chấp trực tuyến trong thương mại điện tử; tăng trách nhiệm của chủ sở hữu nền tảng số/nền tảng số trung gian, người có ảnh hưởng; trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian hỗ trợ thương mại điện tử như logistics, ISP, dịch vụ tiếp thị liên kết…

Bên cạnh đó là bổ sung chính sách quản lý mạng xã hội có hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; quy định quản lý đối với các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam; trách nhiệm quản lý nhà nước về thương mại điện tử…

Bộ Công Thương cũng rà soát, trao đổi và cung cấp thông tin với Bộ Công an, Bộ Tài chính… để xử lý đối tượng lợi dụng các website và ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh hàng giả, hàng cấm.

Mục tiêu hướng đến là để đảm bảo thị trường kinh doanh được minh bạch về quản lý nhà nước cũng như tạo cơ chế thuận lợi trong giải quyết khiếu nại, thẩm tra, giám định sản phẩm hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo TTXVN, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2023 tăng 25% so với 2022, đạt 20,5 tỉ đô la Mỹ, chiếm 8% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Số lượng người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam 2023 đã đạt gần 61 triệu người. Ước tính mỗi người chi tiêu cho mua sắm là 336 đô la Mỹ/năm.

Về xử lý vi phạm trong thương mại điện tử, năm 2023, Bộ Công Thương đã kiểm tra 834 vụ việc, xử lý 764 vụ, phạt tiền 12 tỉ đồng, trị giá hàng hóa gần 6 tỉ đồng. Ngoài ra, bộ đã ban hành 14 văn bản yêu cầu các đơn vị là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử, website/ứng dụng thương mại điện tử rà soát gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm các quy định của pháp luật. Kết quả là đã gỡ bỏ hơn 23.300 sản phẩm và chặn hơn 6.200 gian hàng vi phạm.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hàng Việt bay cao thế nào nhờ vào Amazon?

0
(SGTT) -  Số nhà bán hàng Việt Nam trên Amazon tăng gấp 4 lần trong năm năm qua, kể từ khi Amazon vào Việt...

Sẽ bổ sung quy định bảo vệ người tiêu dùng trong...

0
(SGTT) -  Bộ Công Thương đề xuất sửa đổi quy định liên quan đến thương mại điện tử, tăng cường chế tài đối với...

Nghề livestream thuê có thực sự dễ kiếm tiền?

0
(SGTT) - Những phiên livestream (bán hàng trực tiếp) trên sàn thương mại điện tử liên tiếp “khoe” doanh thu vài trăm triệu đến...

Xu hướng cửa hàng truyền thống trở thành trung tâm xử...

0
(SGTT) - Các nhà bán lẻ của Mỹ ngày càng dựa vào cửa hàng truyền thống của họ để xử lý các đơn hàng...

Thương mại điện tử và nỗi lo 800.000 tấn rác thải...

0
(SGTT) - Thị trường thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam phát triển nhanh trong những năm gần đây và dự báo còn...

Nở rộ dịch vụ hỗ trợ các phiên livestream bán hàng

0
(SGTT) - Hình thức livestream (bán hàng trực tiếp) trên các nền tảng mạng xã hội đang xuất hiện với tần suất dày hơn...

Kết nối