Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024

Gợi ý 5 điểm check-in cho người lần đầu đến Phú Yên

(SGTT) – Nếu lần đầu đến ‘xứ Nẫu’ Phú Yên, bên cạnh Gành Đá Đĩa hay Mũi Điện, thì thác Vực Hòm, Nhà cổ Quảng Đức hay cầu gỗ Ông Cọp là những điểm check-in du khách nên ghé thăm.

Gành Đá Đĩa

Ảnh: Vương Lộc

Điểm đầu tiên không thể bỏ qua khi đến Phú Yên là Gành Đá Đĩa – thắng cảnh được xếp hạng Di tích Quốc gia.

Gành Đá Đĩa nổi tiếng với loại đá xếp chồng có tạo hình độc đáo cùng không gian rộng lớn xung quanh. Không những thế, ở khu vực bên ngoài trước khi vào tham quan bạn có thể tận hưởng cảm giác sảng khoái, thư thái khi đứng trước biển.

Sóng ở đây khá lớn và có nhiều tảng đá xếp cạnh nhau nên bạn cần di chuyển hết sức cẩn thận nếu muốn xuống tận nơi gần biển.

Thác Vực Hòm

Ảnh: Vũ Mạnh Dũng

Chưa quá nổi tiếng như những điểm du lịch khác tại Phú Yên, tuy nhiên gần đây thác Vực Hòm (cùng với thác Vực Song gần đó) thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ cùng kết cấu địa chất độc đáo.

Vách thác Vực Hòm gồm nhiều trụ đá ken sát vào nhau với kết cấu giống Gành Đá Đĩa. Dòng thác ở Vực Hòm cũng không rộng, được dồn vào một khu vực trũng nơi mép vách bức tường đá trên đỉnh tháp, chia thành hai vòi thác đổ xuống bên dưới.

Hồ nước ở chân thác Vực Hòm khá rộng và trong xanh vào thời điểm từ tháng 3 đến tháng 9 – đây là thời điểm lý tưởng để cắm trại và bơi lội tắm thác – đặc biệt trong khoảng từ giữa tháng 3 đến tháng 5.

Nhà thờ Mằng Lăng

Ảnh: Vương Lộc

Thêm một ‘biểu tượng du lịch’ mà du khách lần đầu đến Phú Yên nên ghé thăm là nhà thờ Mằng Lăng. Nhà thờ tọa lạc tại xã An Thạch, huyện Tuy An, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 35 km về phía Bắc.

Nhà thờ được xây dựng vào năm 1892, theo lối kiến trúc gô- tích cổ điển có trang trí nhiều hoa văn, đây được xem là nhà thờ cổ nhất của tỉnh Phú Yên và là một trong những ngôi nhà thờ lâu đời nhất Việt Nam.

Những lối mở, hành lang bên trong nhà thờ vẫn giữ nguyên bản được theo lối kiến trúc cổ, vừa đẹp mắt vừa đưa lại cảm giác tôn nghiêm cho du khách.

Nhà cổ Quảng Đức

Ảnh: Vương Lộc

Nhà cổ Quảng Đức nằm ngay đầu đường rẽ vào lối đi Gành Đá Đĩa. Du khách dễ dàng nhìn thấy nhà cổ ngay bên đường bởi có hai cổng vào phía trước vào phía sau.

Toàn bộ không gian, khuôn viên của Quảng Đức Xưa được thể hiện bằng gỗ, màu đen. Tại đây, khách tham quan có thể đi thưởng lãm nhiều ngôi nhà xung quanh như nơi thờ Quan thế âm trong không gian thanh tịnh, phảng phất hương trầm tạo nên sự thư thái, an yên.

Khi mua vé vào tham quan với giá 70.000 đồng/lượt, người tham quan sẽ được phục vụ một cốc trà long nhãn kèm món bánh ít, đặc sản vùng Phú Yên

Cầu gỗ Ông Cọp

Ảnh: Vương Lộc

Được mệnh danh là “cầu gỗ dài nhất Việt Nam”, cầu gỗ Ông Cọp nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Trải nghiệm cây cầu gỗ này điều duy nhất du khách cần lưu tâm là đảm bảo sự an toàn bởi mặt cầu khá nhỏ hẹp nhưng vẫn cho xe máy chạy hai chiều.

Từ quốc lộ 1A, rẽ ra hướng biển khoảng hơn 100m sẽ gặp cầu Ông Cọp. Nhìn từ xa, cây cầu trông nhỏ bé giữa vùng nước mênh mông.

Vương Lộc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tháp Nghinh Phong khác lạ, rực rỡ sắc màu khi nhìn...

0
(SGTT) – Với góc nhìn từ trên cao vào buổi tối, tháp Nghinh Phong (Phú Yên) hiện lên khác lạ với nhiều gam màu...

Đi thuyền thúng khám phá hòn đảo có ngàn cột đá...

0
(SGTT) – Là điểm đến nổi bật ở Phú Yên, danh thắng Hòn Yên gây ấn tượng với du khách bởi hàng ngàn cột...

Sông Cái, từ nguồn ra biển: Nơi dòng sông hòa mình...

0
(SGGT) - Hành trình khám phá "Sông Cái, từ nguồn ra biển" với chặng cuối là cửa biển Tiên Châu. Trên hành trình xuôi...

Đi Phú Yên ra thăm đảo Hòn Chùa

0
(SGTT) - Đảo Hòn Chùa còn khá hoang sơ, dù nằm rất gần bờ biển huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Du khách lên...

Sông Cái, từ nguồn ra biển: Thanh bình đập Tam Giang...

0
(SGTT) - Trên hành trình "Sông Cái từ nguồn ra biển", nhóm tác giả dừng chân ở khúc sông được xem là nơi trữ...

Sông Cái, từ nguồn ra biển: Bí ẩn những ngôi mộ...

0
(SGTT) - Khi đến địa phận xã An Thạch và An Dân, huyện Tuy An, sông Cái đã chia làm hai nhánh, một nhánh...

Kết nối