Thứ Ba, Tháng Tư 23, 2024

Độc đáo bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Hà Nội

(SGTT) – Cách Hà Nội khoảng 15km, Bảo tàng gốm Bát Tràng với kiến trúc “hình bàn xoay gốm khổng lồ” là điểm đến hấp dẫn dành cho người dân thủ đô và du khách.

Bảo tàng gốm Bát Tràng tọa lạc trên một khu đất rộng 3.700 m2, nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải ở thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Đông đảo du khách ghé thăm Bảo tàng gốm Bát Tràng. Ảnh: Vương Lộc.

Con đường nhỏ qua Bảo tàng gốm nườm nượp xe cộ lại qua. Bạn sẽ gửi xe ở một khu đất trống riêng, cách bảo tàng khoảng 200m, sau đó đi bộ vào. Vé gửi xe là 5.000 đồng (nếu bạn tham quan tầng 5 cao nhất của bảo tàng thì sẽ được miễn phí gửi xe).

Bảo tàng gốm Bát Tràng gây ấn tượng bởi các vòng xoáy ốc khổng lồ. Ảnh: Vương Lộc

Ấn tượng đầu tiên mà bảo tàng gốm Bát Tràng  là các vòng xoáy ốc khổng lồ, những chiếc trụ với nếp xoáy biểu tượng cho hoạt động làm gốm trên bàn xoay, đôi tay vuốt gốm để tạo tác. Màu của bảy vòng xoay là vàng nâu, như màu của đất nung. Đây cũng chính là điểm “check-in” phổ biến của nhiều người khi đặt chân đến bảo tàng gốm tại Bát Tràng.

Không gian trưng bày nhiều sản phẩm gốm từ bình dân đến cao cấp. Ảnh: Vương Lộc.

Đi sâu vào bên trong, du khách sẽ được tham quan, thưởng lãm các phòng trưng bày gốm với nhiều phong cách khác nhau của nhiều nghệ nhân khác nhau. Mỗi phòng lại thể hiện một màu sắc riêng từ cách bày trí, chất liệu gốm đến phông nền thiết kế.

Với những ai yêu thích nghệ thuật, Bảo tàng gốm Bát Tràng chính là nơi kích thích sự sáng tạo, mở mang tầm mắt và thán phục trước tài hoa của nghệ nhân làng gốm có truyền thống lâu đời tại đây.

Khu vực xưởng gốm dưới tầng hầm. Ảnh: Vương Lộc.

Bên cạnh đó, khu vực tầng hầm là nơi trưng bày các kệ gốm chưa qua trang trí, chỉ ở dạng nung. Một số nhân công thực hiện việc tô vẽ cho sản phẩm gốm. Trong khi du khách có thể tự mình vẽ lên các sản phẩm gốm đó như một cách giải trí, thực hành nghệ thuật vẽ gốm.

Du khách có thể quan sát các nghệ nhân đang làm gốm tại bảo tàng. Ảnh: Vương Lộc

Bảo tàng gốm Bát Tràng được phân chia thành nhiều tầng, mỗi tầng phục vụ các nhu cầu khác nhau. Sau tầng 1 triển lãm, bạn có thể quan sát thấy tầng 2 là nơi tổ chức sự kiện.

Tầng 3 là hệ thống căn phòng cho thuê để khách tham quan lưu trú qua đêm tiện lợi. Trong khi tầng 4 là khu cà phê ngoài trời được bày trí theo phong cách dân gian, hòa mình vào thiên nhiên.

Một góc khác của Bảo tàng gốm Bát Tràng. Ảnh: Vương Lộc

Đặc biệt, trên tầng 5 cao nhất là nơi cho phép tham quan và tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc ánh sáng, thưởng trà và ngắm nhìn xung quanh từ trên cao. Duy nhất tầng 5 là nơi thu phí vào cửa với giá 40.000 đồng cho người lớn và miễn phí với trẻ em 1m trở xuống.

Bạn có thể ngồi dùng trà, cà phê trên tầng 4 và 5, quan sát không gian thoáng đãng, yên bình. Ảnh: Vương Lộc.

Chỉ cần một buổi sáng, bạn có thể tham quan trọn vẹn Bảo tàng gốm Bát Tràng; khám phá đầy đủ giá trị văn hóa, nghệ thuật làm gốm để thấy được tài hoa, sự kỳ công và sức sáng tạo của người Việt.

Vương Lộc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Hàng cây bàng lá nhỏ xanh mướt, thu hút khách check-in...

0
(SGTT) -  Thời điểm đầu tháng 4, hàng trăm gốc bàng lá nhỏ ở nút giao Quốc lộ 5 với lối lên cao tốc...

Cây bún cổ thụ nở hoa ‘nhuộm vàng’ góc phố Hà...

0
(SGTT) - Đầu tháng 4, những cây bún ở Hà Nội lại bung nở hoa vàng rực. Trong đó, nổi bật là cây bún...

Ngắm hoa sưa nở trắng góc phố Hà Nội

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng Ba, một vài con phố tại Hà Nội được "nhuộm" trắng bởi sắc hoa sưa nở muộn. Đường...

Muôn sắc hoa tại bãi đá sông Hồng

0
(SGTT) - Nằm ở cuối ngõ 264 Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, vườn hoa tại bãi đá sông Hồng là điểm...

Hà Nội sắp trình diễn máy bay không người lái tại...

0
Diễn ra vào ngày 9 và 10-3-2024 tại không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ, chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024...

Khu vườn hơn 7.500 cây trúc giữa trung tâm Hà Nội

0
(SGTT) - Những ngày đầu tháng 3, nhiều người dân và du khách đã tìm đến khu vực hồ Trúc Bạch, thành phố Hà...

Kết nối