Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Công nghệ số giúp giảm tải hệ thống y tế và bớt phiền hà cho người bệnh

Theo Sở Y tế TPHCM, sau hơn một năm thực hiện “Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021 – 2025”, ngành y tế thành phố đã ứng dụng và phát triển công nghệ số, công nghệ thông minh vào nhiều hoạt động khám chữa bệnh. Từ đó giúp giảm tải phiền hà; cải tiến quy trình, rút ngắn thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh cho bệnh nhân.  

Một trong những giải pháp để giúp cải thiện dịch vụ y tế trên địa bàn thành phố là đặt những ki-ốt để “Khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh” tại các cơ sở y tế. Theo bà Lê Thiện Quỳnh Như, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM, những ki-ốt này được đặt ở tất cả các khoa khám của bệnh viện. Khi người dân đến thăm, khám và có những vấn đề không hài lòng có thể phản ánh tại đây.

Dựa vào thông tin đó, Sở Y tế thành phố sẽ theo dõi trực tiếp tỷ lệ không hài lòng của người dân tại tất cả các bệnh viện. Đây có thể xem như là công cụ thiết thực để phản ánh đến lãnh đạo các bệnh viện và Sở Y tế thành phố, từ đó giúp cải tiến chất lượng của bệnh viện, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.

Tuy nhiên, một số người cho rằng những ki-ốt này chưa hoạt động hiệu quả, đôi khi vẫn gặp trục trặc khi sử dụng. Lý giải về tình trạng này, bà Quỳnh Như cho biết, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, tất cả các phòng khám bệnh ngoại trú của bệnh viện đều đóng cửa. Do đó, các máy ki-ốt ngưng hoạt động. Đến tháng 4-2022, các máy ki-ốt hoạt động bình thường trở lại.

Trong giai đoạn đầu, các máy này có trục trặc về phần mềm. Khi nhận được thông tin phán ánh, “chúng tôi đã có đợt kiểm tra, đánh giá lại một số máy. Qua thời gian này, bệnh viện cũng đã điều chỉnh và sửa chữa phần mềm sau hơn 1 năm rưỡi ngưng hoạt động”, bà Như nói và cho biết trong trường hợp phát hiện các bệnh viện nào đang gặp trục trặc phần mềm này, bệnh nhân có thể liên lạc với Sở Y tế TPHCM để thông báo về tình trạng này để được xử lý kịp thời.

Những ki-ốt để “Khảo sát ý kiến không hài lòng của người bệnh” được đặt tại các bệnh viện ở TPHCM. Ảnh: N. Đ.

Không chỉ triển khai hệ thống ki-ốt khảo sát về vấn đề người bệnh không hài lòng, “Đề án y tế thông minh giai đoạn 2021 – 2025” của Sở Y tế TPHCM còn giúp giảm tải phiền hà, cải tiến quy trình và rút ngắn thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Theo đại diện của Sở Y tế thành phố, trong năm 2021, Sở Y tế TPHCM đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM triển khai thí điểm phần mềm thu thập dữ liệu sức khỏe cho người dân sinh sống trên địa bàn phường 27, quận Bình Thạnh với những thông tin cơ bản để người dân có thể dễ dàng tự cung cấp thông tin sức khỏe cá nhân trên điện thoại. Hiện đã tạo lập được trên 5.000 hồ sơ.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại TPHCM, từ tháng 6-2021 đến nay, “việc triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử tạm thời gián đoạn. Trong thời gian sắp tới, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai tạo lập hồ sơ sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, nghĩa là với nhóm người có tuổi trên 50 hoặc có bệnh nền”, bà Quỳnh Như cho biết.

Sở Y tế TPHCM còn ứng dụng công nghệ thông tin để tăng thêm các tiện ích cho người bệnh tại các bệnh viện nhằm giảm tải phiền hà và rút ngắn thời gian làm thủ tục khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: Minh Thảo

Ngoài ra, Sở Y tế TPHCM còn ứng dụng công nghệ thông tin để tăng thêm các tiện ích cho người bệnh tại các bệnh viện như ứng dụng “Tra cứu nơi khám, chữa bệnh” để người dân dễ dàng tra cứu những thông tin cần thiết về cơ sở khám, chữa bệnh theo nhu cầu; ứng dụng “Y tế trực tuyến” người dân có công cụ để phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước về các hành vi vi phạm pháp luật khi hành nghề trong lĩnh vực y tế của các cá nhân và tổ chức; tăng thêm nhiều tiện ích cho người bệnh tại các bệnh viện với ki-ốt tự đăng ký khám bệnh, tự tra cứu giá dịch vụ kỹ thuật, giá thuốc, thanh toán không dùng tiền mặt và đặt lịch khám trực tuyến.

Ngành y tế thành phố cũng triển khai hoạt động hỗ trợ chuyên môn của các bệnh viện tuyến cuối cho 48 trạm y tế mô hình điểm, nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại trạm y tế thông qua ứng dụng “teleconsultation” kết nối bác sĩ trạm y tế với các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện thành phố để được tư vấn chuyên môn, hội chẩn từ xa.

Bên cạnh đó, trong thời điểm dịch bệnh, Sở Y tế thành phố đã triển khai hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh Covid-19; hệ thống khai báo y tế điện tử trên điện thoại thông minh qua QR code. Một ứng dụng mới trong năm 2022 là chuyển đổi số trong quản lý F0 tại nhà trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, người bệnh không cần đến trạm y tế để xác nhận F0 mà chỉ cần ngồi tại nhà, chỉ với máy tính hoặc điện thoại thông minh để có thể xác nhận F0; từ đó giảm thủ tục hành chính trong việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly đối với F0, Phó Chánh Văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết thêm.

Minh Thảo

Theo KTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: Nhiều nhân viên y tế cơ sở chưa nhận tiền...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, khi triển khai thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 của...

Y tế cơ sở còn hạn chế, TPHCM kiến nghị bác...

0
Theo Bộ Y tế, hiện hệ thống y tế cơ sở của nước ta đang phải đối mặt nhiều thách thức như biến động...

Chuyển đổi số y tế giảm gánh nặng cho nhân viên...

0
Để giảm bớt tình trạng quá tải cho các bệnh viện công và tuyến y tế cơ sở, trong thời gian vừa qua, ngành...

Giá thuốc có thể giảm 17% nhờ đấu thầu thuốc tập...

0
Bộ Y tế đã công bố kết quả ba gói đấu thầu thuốc tập trung quốc gia giai đoạn 2022-2023. Theo đó, tổng giá...

Y tế cơ sở tại TPHCM bộc lộ những khoảng trống...

0
Theo ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, đại dịch Covid-19 bùng phát đã bộc lộ những khoảng trống của tuyến...

Startup mang dịch vụ chăm sóc y tế đến tận nhà...

0
Để giúp bệnh nhận tránh phải đi lại vất vả và đợi chờ mệt mỏi ở các bệnh viện, startup (công ty khởi nghiệp)...

Kết nối