Chủ Nhật, Tháng Tư 28, 2024

Chủ thương hiệu thời trang chơi 3 môn phối hợp để hiểu khách hàng và hiểu mình

(SGTT) – Chơi thể thao từ nhỏ, mãi cho đến năm 2019, chị Nguyễn Thị Kim Xuyến mới thử sức tập kết hợp ba môn phối hợp trong khuôn khổ giải đấu Ironman. Cũng từ đây, chị sáng lập một doanh nghiệp riêng về thời trang thể thao. Đây là thời điểm giúp chị phát triển thế mạnh làm thời trang có sẵn, lồng ghép cùng sở thích rèn luyện, lan tỏa đến cộng đồng yêu thể thao phong trào.

Thương hiệu cho người Việt

Đã từng chinh phục nhiều đường chạy cũng như các bộ môn phong trào, chị Nguyễn Thị Kim Xuyến vẫn luôn giữ thói quen “làm mới” mình vào mỗi cuối tuần cùng gia đình và bạn bè qua các môn chơi khác nhau. Năm 2019, chị bắt đầu tập luyện kết hợp ba môn bơi, đạp, chạy để thử thách bản thân và duy trì sức bền, sự dẻo dai. Chị tiết lộ, nhờ tinh thần thoải mái, không đặt nặng thành tích, giải Ironman diễn ra ở Đà Nẵng vừa qua chị đã hoàn thành đường đua, trong số ít nữ tham gia giải đấu này ngay lần đầu tiên.

Chị Kim Xuyến trong giải Ironman vừa qua. Ảnh: NVCC

Đối với chị, hoạt động thể thao và công việc song hành trong cuộc sống, không phải mất nhiều thời gian cân bằng. “Hơn cả lợi ích cá nhân, việc chơi thể thao đã cho tôi hiểu tâm lý của người tiêu dùng, nhìn nhận mọi thứ dưới con mắt của khách hàng để đưa ra nhiều ý tưởng hay cho thương hiệu Việt của mình”, chị nói.

Được biết, chị đã sở hữu một thương hiệu thời trang Việt trước khi tham gia vào sân chơi kinh doanh về ngành hàng thể thao. Nhờ lợi thế có sẵn trong lĩnh vực may mặc, mong muốn cho người Việt trải nghiệm sản phẩm nội địa khi có rất nhiều hãng nước ngoài lớn vào khai thác thị trường Việt Nam, cộng với tình trạng hàng hiệu giả nhái tràn lan, chị đã sáng lập ra thương hiệu thời trang thể thao Việt Onways hoạt động suốt thời gian qua.

Từ một runner (người chạy bộ) tham gia các giải chạy lớn nhỏ trong thành phố cùng bạn bè, gia đình, con nhỏ… đại diện Onways tiết lộ mình có thời gian hiểu vấn đề bất tiện của runner Việt trên đường chạy, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Chị tâm niệm lợi thế cạnh tranh của thương hiệu còn non trẻ vào thị trường nhiều “ông lớn” phải xuất phát từ việc hiểu khách hàng. Đội ngũ xây dựng phải là người chơi thể thao thực thụ, hiểu về kỹ thuật, có nhiều trải nghiệm để khắc phục những vấn đề riêng của khách hàng Việt.

Chị cũng tham gia thử sức chạy địa hình. Ảnh: NVCC

“Trang phục thể thao thì nhiều và thời trang thể thao đang là xu hướng. Họ mặc lên người không những thoải mái mà còn phải đẹp. Điều này đặt ra thách thức cho đơn vị phải làm sao phù hợp với nhu cầu thật của khách hàng, giá cả hợp lý, vừa với túi tiền của người mới chơi và giúp họ tự tin với những bước đi ban đầu của mình”, chị Kim Xuyến nhấn mạnh.

Cụ thể, trước những giải chạy lớn, chị thường hướng dẫn cách phối màu trang phục tham gia sự kiện, chia sẻ kiến thức trước đường đua. Các thiết kế cũng đi vào chi tiết, giải quyết từng nhu cầu nhỏ như thêm phần để vật dụng vào trang phục kèm theo khi chạy. Trên đường phố vào ban đêm, áo quần runner cần đường viền phản quang đảm bảo an toàn từ xa, bộ nào hợp với nam, nữ tùy đặc thù môn chơi, cường độ… Đây hoàn toàn là những trải nghiệm chị tự mình “chắt góp” trong thời gian dài chơi nhiều môn.

Truyền cảm hứng qua câu lạc bộ chạy

Thông thường, giải đấu Ironman cũng như ba môn phối hợp bơi đạp chạy có số lượng vận động viên nữ tham gia ít hơn nam, đa số là người nước ngoài vì đòi hỏi thể lực cũng như sức bền tích lũy qua thời gian dài. Tuy “kén” nữ, chị Xuyến tiết lộ càng khó mình càng muốn thách đấu với bản thân.

“Nhiều người nghĩ tôi có sợ đen khi chơi ngoài trời vậy không, tôi trả lời mình yêu màu da “ba khúc” lệch tông của mình. Chơi ba môn không quá vất vả hay lao lực, thời gian rèn luyện đủ chín muồi sẽ cho mình kết quả xứng đáng”, chị nói.

Ba môn phối hợp rèn luyện sức bền và dẻo dai cho chị Kim Xuyến. Ảnh: NVCC

Ngoài ra, người lớn chơi thể thao cũng giúp gia đình chị tạo môi trường làm gương cho các con nhỏ. Ba mẹ con thường xuyên về đích cùng nhau trên đường chạy ngoài những giờ học và làm việc căng thẳng. Chị chia sẻ song song với hoạt động kinh doanh, chị cũng đại diện thành lập câu lạc bộ ORC cho cộng đồng, kết hợp cùng những huấn luyện viên chạy bộ chuyên nghiệp để hướng dẫn kỹ thuật chạy cho người mới bắt đầu. Runner nào cũng có thể tham gia để tìm thêm động lực mới duy trì thể thao phong trào.

Hoạt động tập luyện, nâng cao kỹ thuật thường xuyên ở câu lạc bộ ORC cho người mới. Ảnh: NVCC

Trong tương lai, chị cho biết mình cũng có thay đổi định hướng kinh doanh phù hợp với xu hướng người tiêu dùng hiện nay. Đơn vị giảm bớt các điểm bán vật lý và thêm các không gian cho vận động viên cùng nhau giao lưu và chia sẻ về môn chơi, kết hợp trải nghiệm sản phẩm ngay trong chính những khu vực đường chạy quen thuộc của runner.

Hoàng An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Runner bước lên bục cao giải chạy marathon ở tuổi 60

0
(SGTT) – Từ những bước chạy tự phát trong mùa dịch, chú Phan Văn Khương, 60 tuổi, đã có 4 lần hoàn thành cự...

Lần đầu tiên Cần Thơ có đường chạy hòa cùng lễ...

0
(SGTT) - Diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ là sự kiện âm nhạc, thể...

Bước chạy nhỏ, thông điệp lớn qua giải ‘Chạy vì rùa’

0
(SGTT) - Giải “Chạy vì rùa” được tổ chức ngày 3-12 vừa qua đã thu hút gần 500 cá nhân, tổ chức từ 27...

Thể thao phong trào ‘sôi động’ kéo nhiều ngành hàng kinh...

0
(SGTT) – Hơn 35 giải chạy lớn diễn ra trong năm 2023 ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã thu hút khoảng 190.000 người...

Nữ sinh gen Z chinh phục 100km đường núi, vươn lên...

0
(SGTT) – Là sinh viên năm cuối bận rộn chuyện học tập và làm thêm, tuy nhiên bạn Dương Thị Thúy Hằng vẫn duy...

Khởi động đường chạy marathon lần thứ hai 2023 tại xứ...

0
(SGTT) - Vào mùa thứ hai, giải chạy Bepharco Bến Tre Marathon 2023 sẽ đón khoảng 6.000 vận động viên tham gia, tiếp nối...

Kết nối