Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Chăm sóc “cái gốc” từ tấm bé

Những chiếc răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho xương hàm phát triển và “giữ chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc đúng sau này. Thế nhưng, đã có người nghĩ rằng những chiếc răng sữa đằng nào cũng rụng đi và sẽ thay răng mới nên lơ là trong việc chăm sóc răng cho con mình. Vậy, chăm sóc răng sữa thế nào mới là đúng cách?

Mỗi bà mẹ mỗi cách

Chị Nguyễn Kim Thúy, bà mẹ 30 tuổi, cho biết từ khi bé nhà chị mọc răng sữa, chị vệ sinh răng cho bé bằng nước muối sinh lý, tới khi mọc đủ răng, thì mới dùng kem đánh răng. Ngoài ra, chị cũng thường súc miệng cho bé bằng nước muối sinh lý để ngừa viêm họng. “Nếu buổi tối có ngậm kẹo hay ăn bánh, tôi đánh răng cho bé lần nữa trước khi đi ngủ. Năm nay bé đã 3 tuổi, đã biết tự đánh răng một mình và chưa lần nào phải đưa bé đi khám răng. Tình trạng răng của bé đến giờ vẫn tốt, chưa thấy có cái răng sâu nào”, chị Thúy nói.

Trong lúc đó, chị Kiều Ngân (35 tuổi) cho biết chị chỉ rơ lưỡi cho bé khi bé được hai tháng tuổi, chứ không vệ sinh nướu vì ngại bé đau. Khoảng bốn tháng tuổi, khi bé bắt đầu ăn dặm thì vệ sinh nướu cho bé bằng bàn chải nhựa mềm. Đến nay, bé được 4 tuổi và răng bị mòn, có những chỗ lấm tấm đen. Gần đây, bé hay kêu đau răng và xem thì thấy phần nướu bị sưng đỏ, chị cho bé ngậm nước muối và uống thuốc giảm đau, và thấy bé không kêu đau nữa.

TV3

Còn chị Trương Kim Hồng Yến (32 tuổi) thì cho biết bé gái nhà chị lại rất thích đánh răng bằng loại gel có vị ngọt thơm. Từ khi bé mới mọc răng sữa, chị dùng bàn chải xỏ ngón (loại có gai mềm) chải răng cho bé. Khi bé được 10 cái răng, chị cho bé làm quen với bàn chải có sợi cước và đánh răng cho bé vào buổi sáng, sau bữa ăn trưa, ăn chiều và tối trước khi đi ngủ. “Có điều, tôi không biết làm thế nào để hạn chế bé bú bình vào ban đêm. Hiện giờ răng bé vẫn trắng trẻo, nhưng không biết liệu bú bình vào ban đêm, có ảnh hưởng gì tới răng của bé không?”.

Khi bé khoảng 2 tuổi, chị Bùi Minh Anh (28 tuổi) mới dùng bàn chải sợi cước để vệ sinh răng cho bé. Những lúc đó, bé thường kêu đau nên chị cũng không vệ sinh răng cho bé kỹ, chủ yếu là cho súc nước muối. “Mỗi tối, bé phải bú bình mới ngủ được, có lẽ đây là lý do mà răng bé bị siết khá nhiều khi mới hơn 4 tuổi, tới lúc bé kêu đau răng thì tôi dẫn con đến nha sĩ và được hướng dẫn trám những chiếc răng sâu chứ không nhổ bỏ. Theo lời khuyên của nha sĩ nên trám chiếc răng trong cùng vì chiếc răng này có rãnh ở giữa – đây là kẽ hở để vi khuẩn dễ dàng thâm nhập, thêm một lý do là trẻ sẽ không đánh sâu vào các răng phía trong cùng”, chị Minh Anh nói.

[box type="download"] Thời kỳ mọc răng sữa

TV4

- Bốn răng cửa giữa của hàm trên và hàm dưới: 5-8 tháng

- Bốn răng cửa bên: 7-10 tháng

- Bốn răng hàm đầu tiên: 12-16 tháng

- Bốn răng nanh: 14-20 tháng

- Bốn răng hàm thứ hai: 20-32 tháng

Những biểu hiện thường gặp khi trẻ mọc răng dễ nhận thấy nhất đó là chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc; khó ăn, khó ngủ; luôn mút ngón tay và rất thích cắn; đôi khi có sốt nhẹ, nướu sưng đỏ ở vùng răng nhú lên; tiêu chảy.[/box]

Kỹ lưỡng từ chiếc răng đầu tiên

Theo nha sĩ Phan Thành Nhân (Phòng khám Nha khoa Hoàng Khang), canxi, magiê và phốt pho là các khoáng chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển hệ răng của bé. Canxi là chất có trong thành phần của sữa, trứng, hải sản… Phốt pho thì có nhiều trong sữa, trứng, các loại đậu, ngũ cốc. Trong khi đó, magiê có trong các loại rau xanh, đậu, ngũ cốc, hải sản… Vì thế, các bà mẹ trẻ cần bổ sung khoáng chất bằng những món ăn ngon mỗi ngày cho bé.

Ngoài ra, các vitamin C, D và E có trong thành phần của rau, củ, quả và các loại dầu thực vật cũng rất quan trọng. Vitamin C có công dụng chống nhiễm khuẩn, tăng sức khỏe cho răng, còn vitamin D giúp cơ thể tổng hợp canxi và vitamin E để duy trì sức khỏe của răng. Đây là lý do mà các bà mẹ cần phải tập cho bé ăn nhiều trái cây và rau củ hàng ngày.

Để biết cách chăm sóc và bảo vệ răng một cách khoa học, các bà mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được khám răng một cách kỹ lưỡng vào lúc bé khoảng 3 tuổi. Trong trường hợp bé có răng sâu sớm thì cần thiết phải được khám và chữa trị ngay. “Lần đầu đưa bé đi khám răng không nhất thiết là để điều trị mà là cho bé làm quen với việc chăm sóc răng miệng, bớt đi nỗi lo sợ”, nha sĩ Nhân nói. “Răng sữa rất dễ bị sâu nếu không được quan tâm và chăm sóc đúng mức. Vì thế, các bà mẹ trẻ phải vệ sinh răng cho bé ngay từ lúc những chiếc răng sữa đầu tiên mọc”.

TV5

TV10

TV8

[box type="download"] Chọn kem đánh răng

Đối với trẻ em, tùy theo từng độ tuổi mà chọn loại kem có hàm lượng flour thích hợp.

TVZ

Theo nha sĩ Phan Thành Nhân, trẻ dưới 3 tuổi không nên chọn kem đánh răng có flour, trừ trường hợp có nguy cơ sâu răng cao. Trẻ 3-6 tuổi nên chọn kem có hàm lượng flour trong khoảng 200-500 ppm (1 ppm tương đương 6-10 mg). Trẻ 6-11 tuổi, hàm lượng flour là 1.000 ppm. Trẻ từ 12 tuổi trở lên, có thể sử dụng kem đánh răng như người lớn (hàm lượng flour 1.000-1.500 ppm).[/box]

Chăm sóc khi bé mọc răng sữa

- Trước khi răng của bé nhú lên, sẽ thấy nướu đỏ và sưng to, sốt nhẹ, thường rất hay khóc và đặc biệt biếng ăn. Do vậy, bạn phải chăm sóc, vỗ về, thay đổi chế độ ăn để bé không nhàm chán.

- Nếu bé sốt trên 38,50C, có thể cho uống thuốc hạ sốt, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé. Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày.

- Bé có thể ngứa nướu, thích mút ngón tay, cắn các vật rắn. Nên cho bé chơi loại đồ chơi bằng vật liệu mềm, có hình tròn. Tránh xa những vật sắc, nhọn và những món đồ chơi vuông, sắc cạnh vì dễ làm tổn thương nướu, rất có hại cho quá trình mọc răng của bé.

[box type="download"] Những lưu ý khi chăm sóc răng cho trẻ

TV7

Nên:

- Chọn lông bàn chải phải có độ cứng vừa phải, quá mềm sẽ không thể làm sạch răng một cách tốt nhất. Nhưng nếu lông bàn chải quá cứng sẽ dễ làm tổn thương nướu. Ngoài ra, lông bàn chải phải có độ đàn hồi tốt.

- Đầu bàn chải phải nhỏ và hình dáng đầu bàn chải tròn là lựa chọn tốt nhất để tránh tổn thương nướu.

- Rửa sạch bàn chải và lông bàn chải thật kỹ bằng nước lạnh và để nơi khô ráo sau khi sử dụng.

- Thay bàn chải 2-3 tháng/một lần.

- Chọn kem đánh răng có lượng flour phù hợp với độ tuổi. Bạn nên xem hướng dẫn này trên tuýp kem.

- Tạo sự thích thú cho bé khi đánh răng bằng cách lựa chọn bàn chãi có màu sắc bé ưa thích, hình dáng con thú, nhân vật hoạt hình...

Không nên:

- Không cho bé dùng chung bàn chải lẫn nhau (gia đình có 2-3 trẻ).

- Không nên ngâm bàn chải đánh răng trong nước sôi.

- Không đánh răng ngay sau khi ăn, chỉ súc miệng bằng nước. Tốt nhất là đánh răng sau khi ăn khoảng nửa giờ.

- Không nên chọn kem đánh răng có nhiều bọt hoặc kem có những mùi có thể gây khó chịu cho bé.

- Không sử dụng kem đánh răng đã để lâu hoặc hết hạn sử dụng.

- Chỉ lấy một liều lượng kem đánh răng vừa đủ cho mỗi lần đánh, vừa để bảo vệ răng lại vừa tiết kiệm.[/box]

Ngọc Mỹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Mì gói xá xíu đổi vị bữa trưa giữa tuần

0
(SGTT) – Tạm bỏ qua những món cơm văn phòng, buổi trưa nay của mọi người hãy thử vị mì gói thân quen kết...

Vi mạch Việt Nam cần phải tìm ra thế mạnh của...

0
(SGTT) - Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên, để tiến xa hơn trong lĩnh...

Cần Thơ trao giải Búa liềm vàng năm 2024 cho 50...

0
(SGTT) - Nhằm khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền...

Ngắm Kon Tum khác lạ qua đề cử ‘Top 7 cảnh...

0
(SGTT) – Thông qua đề cử "Top 7 cảnh đẹp bất ngờ nhìn từ không trung" trong khuôn khổ chương trình "Top 7 Ấn...

Từ vân tay đến nhận diện khuôn mặt: Cách sinh trắc...

0
(SGTT) - Theo quyết định 2345/QĐ-NHNN, từ ngày 1-7-2024, chuyển tiền qua tài khoản trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên...

70-80% du học sinh đi học tự túc không về nước...

0
(SGTT) - Theo Tổ chức di cư quốc tế (IOM), ước tính có đến 70-80% du học sinh đi học tự túc không về...

Kết nối