Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Roy Andersson suy ngẫm về những cái chết

Hơn 40 năm gắn bó với nghiệp làm phim, cuối cùng thì Roy Andersson – nhà đạo diễn 71 tuổi của Thụy Điển – cũng đã được vinh danh với giải thưởng Sư tử vàng cho bộ phim A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence (tạm dịch là Chim bồ câu đậu trên cành cây suy ngẫm về sự tồn tại) tại Liên hoan phim Venice đêm 6-9 vừa qua.

Thất bại và thành công

Roy Andersson tham gia làng nghệ thuật thứ bảy từ rất sớm, và tác phẩm đầu tay của ông là bộ phim A Swedish Love Story được công chiếu vào năm 1970. Tuy nhiên phải tới tận giờ, ông mới được ghi nhận tại một liên hoan phim quốc tế lâu đời như Venice với A Pigeon Sat on a Branch Reflecting on Existence. Bộ phim là tác phẩm thứ ba trong bộ ba phim cùng chủ đề của Roy Andersson, sau Songs from the Second Floor và You, the Living. Giới phê bình đánh giá cao thông điệp nhân văn, đầy sâu lắng về ý nghĩa cuộc sống và sự tồn tại của con người được thể hiện một cách nhẹ nhàng qua tác phẩm này. Đây cũng là lần đầu tiên, một bộ phim của Thụy Điển đoạt giải Sư tử vàng.

Đạo diễn Roy Andersson.
Đạo diễn Roy Andersson.

Đạo diễn Roy Andersson được biết đến qua những bộ phim A Swedish Love Story (1970) và Songs from the Second Floor (2000). Thế nhưng ít ai biết, ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình chỉ để làm phim quảng cáo. Ông đã thực hiện hơn 400 đoạn phim quảng cáo, nhưng chỉ làm năm phim nhựa và hai phim ngắn trong hơn bốn thập kỷ qua.

Bộ phim đầu tay, A Swedish Love Story được thực hiện một năm sau khi ông tốt nghiệp Viện Phim Thụy Điển vào năm 1969. Bộ phim được trao bốn giải thưởng năm đó tại Liên hoan phim quốc tế Berlin 20 và ngay lập tức trở thành tác phẩm điện ảnh được chú ý ở Thụy Điển và thế giới. Thế nhưng, Giliap, bộ phim thứ hai thất bại nặng nề, bị giới phê bình đánh giá thấp và thất thu.

Lập Studio 24, một công ty phim độc lập nằm ở trung tâm Stockholm vào năm 1981, ông tiếp tục bị vận xui đeo bám khi phải hủy bỏ bộ phim ngắn có nội dung nhằm giáo dục ý thức phòng tránh AIDS theo sự đặt hàng của Ủy ban quốc gia về y tế và phúc lợi, vì nội dung được thể hiện quá u ám. Mãi đến năm 1993, với 1991’s World of Glory, ông nhận được cả hai giải quan trọng là Canal Plus Award và giải thưởng báo chí tại liên hoan phim ngắn 1992 Clermont-Ferrand, đồng thời bộ phim này cũng lọt vào danh sách những bộ phim ngắn hay nhất mọi thời đại.

Tìm lại được niềm cảm hứng với phim nhựa, Roy Andersson mạnh dạn cho ra mắt công chúng ba bộ phim đi cùng một chủ đề gồm Songs From the Second Floor, You, The Living và Pigeon.

Trải qua những năm tháng thăng trầm của sự nghiệp, cuối cùng sự miệt mài và lòng quyết tâm đã mang lại kết quả ngọt ngào. Phát biểu tại buổi lễ trao giải, Roy Andersson đã xúc động nói rằng: “Thật vinh hạnh cho tôi khi được trao tặng giải thưởng này, đặc biệt tại đây, nước Ý, cái nôi của những bậc thầy điện ảnh”.

Những bi kịch của cuộc sống

Cảnh trong phim Pigeon.
Cảnh trong phim Pigeon.

Pigeon được bắt đầu với hình ảnh mô tả những người đàn ông đi qua thế giới bên kia trong hoàn cảnh khác nhau. Một người chết lúc đang cố gắng bật nút một chai rượu, khi vợ ông đang ở trong bếp và không hề biết chồng mình vừa ngã xuống sàn nhà. Người khác chết tại quầy ăn uống trên một con phà, để lại một đĩa đồ ăn và một chai bia. Tuy nhiên trong khung cảnh tang thương, nhân viên phục vụ vẫn buông ra một câu hỏi hài hước, xem có ai muốn dùng phần ăn thừa của người đàn ông mới chết không. Roy Andersson chia sẻ rằng ý tưởng làm một bộ phim về thân phận con người dưới góc nhìn của một con chim bồ câu đã xuất hiện khi ông xem bức tranh Hunters in the Snow của danh họa Hà Lan Bruegel vẽ những chú chim đang trầm ngâm. Pigeon đã thể hiện được cách nhìn này, nhưng đó không chỉ là sự phản ánh thuần túy mà còn là nỗi lo ngại thay cho sự tồn tại của con người.

“Tôi nghĩ rằng chẳng ai trong chúng ta có được cái kết có hậu trong cuộc đời. Thành thực mà nói, đó là một bi kịch. Tuy nhiên, bạn vẫn phải cố gắng để được hạnh phúc… Cuộc sống thật đẹp song cũng đầy bi kịch vì chẳng ai có thể tránh được cái chết”, ông chia sẻ.

Trong một cuộc phỏng vấn của tờ The New York Times, Roy Andersson cho biết, ông mong muốn làm những bộ phim nói về điểm yếu của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Bảo Hướng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Kết nối