Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Bộ Y tế muốn áp dụng giá xét nghiệm Covid-19 thống nhất

(SGTT) – Trước tình hình “loạn giá” xét nghiệm Covid-19  trong thời gian qua, Bộ Y tế đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư Hướng dẫn mức giá thanh toán xét nghiệm phát hiện virus SARS-CoV-2 để thống nhất vấn đề này.

Theo dự thảo của Bộ Y tế, mức giá của một dịch vụ bao gồm chi phí liên quan đến việc lấy mẫu, bảo quản, trả kết quả xét nghiệm và chi phí test kit xét nghiệm thực hiện thực thanh thực chi áp dụng đối với từng phương pháp thực hiện xét nghiệm.

Đối tượng thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) là 32.000 đồng/xét nghiệm. Đối tượng không thanh toán BHYT thực hiện theo mức giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tối đa là 32.000 đồng/xét nghiệm.

Nếu người có thẻ BHYT đủ điều kiện được thanh toán BHYT và là đối tượng được hưởng mức 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh thì được Quỹ BHYT chi trả theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của một lần xét nghiệm nhanh là 167.000 x 80%  = 133.600 đồng/xét nghiệm. Phần còn lại 33.400 đồng là phần cùng chi trả.

Đối với người không thanh toán BHYT, trường hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt mức giá dịch vụ là 32.000 đồng/mẫu thì mức giá của dịch vụ xét nghiệm nhanh là 135.000 đồng (chi phí test xét nghiệm) + 32.000 đồng = 167.000 đồng/xét nghiệm.

Nhiều người dân xếp hàng làm thủ tục test nhanh Covid-19 tại Bệnh viện Quận 1. Ảnh minh họa: Minh Thảo
Giá xét nghiệm mẫu gộp bằng RT-PCR.

Mức giá phía trên được áp dụng với người được quỹ BHYT chi trả theo đối tượng và mức hưởng. Còn người không có thẻ BHYT thì thanh toán tối đa theo mức này.

Trong khi đó, việc thanh toán mẫu gộp hiện nay đang quy định chung mức giá lấy, bảo quản bệnh phẩm là 100.000 đồng/mẫu; giá thực hiện xét nghiệm bằng 634.000 đồng/số mẫu gộp. Sau đó, nếu phát hiện dương tính thì chi phí tính như xét nghiệm mẫu đơn.

Giá xét nghiệm trên máy miễn dịch (không bao gồm test)

Người có thẻ BHYT sẽ có giá là 67.000 đồng/xét nghiệm. Với người không có thẻ BHYT, áp dụng theo mức giá được phê duyệt tối đa 67.000 đồng/xét nghiệm.

Theo quy định của Bộ Y tế, nếu thực hiện lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm như xét nghiệm RT-PCR thì tạm thu và thanh toán chi phí dịch vụ lấy mẫu, bảo quản bệnh phẩm theo mức 100.000 đồng/mẫu.

Giá thực hiện xét nghiệm tính theo số lượng test xét nghiệm thực tế và giá mua test theo kết quả đấu thầu. Chi phí vật, tư, hóa chất, điện nước… do cơ sở y tế chi và quyết toán theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành về kinh phí phòng, chống dịch.

Thông tư này dự kiến sau khi ban hành sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-11-2021.

Minh Thảo

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cảnh báo tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế

0
Theo báo cáo của ngành y tế, tình trạng bội chi quỹ khám chữa bệnh đang rất nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân...

Bản tin 360 độ sống khỏe: Nỗi lo “dịch chồng dịch”...

0
(SGTT) - Cùng với dịch Covid-19, các bệnh viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm mùa… vẫn đang diễn biến...

TPHCM: Các trường không quy định học sinh tiêm vắc-xin trước...

0
Theo ghi nhận tại các trường học ở TPHCM, hiện không có nhà trường nào yêu cầu bắt buộc học sinh tiêm vắc-xin ngừa...

Thiếu thuốc điều trị sốt xuất huyết, bệnh viện ‘khó kham...

0
Tại TPHCM, một số bệnh viện tuyến cuối về nhi khoa điều trị sốt xuất huyết đang lo ngại khó có thể kham nổi...

Giá kit test nhanh Covid-19 tại TPHCM “hạ nhiệt” sau 1...

0
(SGTT) - Hiện giá bán kit test nhanh Covid-19 tại các nhà thuốc ở TPHCM đã hạ nhiệt, không còn tình trạng giá “nhảy...

Đà Nẵng: giá xét nghiệm nhanh chỉ còn 11.200 đồng

0
Đà Nẵng sẽ hỗ trợ giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế trong...

Kết nối