Thứ Năm, Tháng Năm 16, 2024

Bỏ túi công thức làm heo quay mắc mật Lạng Sơn từ chuyên gia quay nướng

(SGTT) – Trong khuôn khổ buổi bồi dưỡng kiến thức ẩm thực tháng 7-2023 do Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Bình Dương vừa tổ chức, chuyên gia quay nướng Nguyễn Văn Thức đã hướng dẫn khách tham dự thực hiện món heo quay mắc mật Lạng Sơn (nguyên con).

Theo đó, trong khoảng 2 giờ tại điểm tổ chức là Cà phê Gió và nước, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương, đầu bếp Văn Thức đã chia sẻ kinh nghiệm đến khách tham dự về chọn heo nguyên con, gia vị liên quan cũng như cách nhồi gia vị và quét lớp phủ. Hơn thế, anh còn chia sẻ kinh nghiệm canh mức lửa than, mẹo cho da heo chín đều và giòn hay cách nhận biết heo quay nguyên con khi nào chín thịt. Sau đây là công thức chi tiết thực hiện do anh chia sẻ tại buổi bồi dưỡng:

 

Nguyên liệu

  • Heo nguyên con: trọng lượng khoảng 25 – 30kg
  • Công thức sốt ướp: 700g hành khô, 500g tỏi bóc vỏ, 1kg đạm tương, 450g chao đỏ (hoặc trắng), 650g dầu hào, 120g muối hột, 650g bột ngọt, 300g đường trắng, 60g hạt nêm, 200g hạt móc mật, 50g hạt tiêu, 15g ngũ vị hương (3 gói), 15g cà ri bơ (3 gói), 30g mắc khén, 20g bột (quế, hồi, thảo quả), 50g bột ớt ít cay, 600g dầu ăn, nước lọc (vừa đủ).
  • Nước màu: 300g dấm trắng, 300g dấm hồng, 300g nước, 45g mật ong

Cách làm

  • Cách làm sốt: Phi thơm hành tỏi, sau đó, cho hạt móc mật vào xào thơm. Tiếp theo, cho đạm tương và chao, cuối cùng cho đến gia vị nêm và tăng hương là hoàn thành. Để nguội bảo quản hộp kín, ngăn mát.
  • Cách tẩm ướp heo: Heo sau khi sơ chế sạch sục nước sôi vào bụng heo để sạch máu tanh. Xiên đòn quay vào heo, chốt mõm và buộc xương sống định hình cho heo thẳng. Cho sốt vừa đủ và lá móc mật tẩm ướp, khâu kín bụng heo và cổ heo lại. Rửa qua lại da heo cho sạch. Tắm màu đều thân heo, lưu ý vắt khăn sạch lau lại tránh loang màu.
  • Quy trình lên nhiệt: Dàn than cách đầu và đuôi khoảng 10 – 15cm, phần bụng heo để chút than. Vào nhiệt vừa để thui da, khi da heo chuyển từ màu trắng sang đục và xuất hiện các điểm lên màu thì bỏ heo ra, xăm đều thân heo tránh phồng rộp (phần mông da mỏng xăm nhẹ tay, da heo dày tới đâu xăm tới đó, không xăm xuống lớp mỡ dưới ỉu da).
  • Quy trình lên nhiệt (tt): Vào lại nhiệt để lên màu, phần này nhiệt phải đủ thì độ giòn mới cao, nhiệt không đủ da heo dễ bị dai (15 phút tiếp theo ở công đoạn này da bị phồng nên cần chú ý canh xâm da. Lưu ý: Trong quy trình lên da, màu lên ở đâu thì quét dầu ở đó. Thời gian áp da cho lên hết màu khoảng 35 phút. Nhớ canh chỉnh, thêm bớt và điều chỉnh than cho hợp lý. Khi heo tụt chân sau thì tính thêm 10 – 20 phút (tùy heo to nhỏ) để ra heo (tránh quay chín quá).
Thành phẩm heo dùng kèm sốt, rau sống, bánh mì, cơm, bún tùy thích.

Phúc An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Thơm lừng bún gạo cật heo, có...

0
(SGTT) – Sau những ngày tiệc tùng cuối tuần, bữa trưa đầu tuần chọn một món dễ ăn từ nguyên liệu cho đến cách...

Trưa nay ăn gì: Thưởng thức bánh canh khô, món ăn...

0
(SGTT) – Trong văn hóa ẩm thực vùng miền, bánh canh khô là món ăn đặc trưng của người dân xứ Huế. Khi nấu...

Trưa nay ăn gì: Dễ ăn món bún gạo nấu thập...

0
(SGTT) – Sợi bún gạo trong ẩm thực Việt thường được quán ăn chế biến bằng hình thức xào với thực phẩm, rau củ....

Nồi lẩu hương vị đồng quê cùng thịt cá ngát

0
(SGTT) – Cá ngát là loại cá thân quen trong những bữa cơm gia đình Việt. Hôm nay, chúng được ứng dụng trong món...

Đầu xuân lại nhớ tô bún ốc vị quê nhà mẹ...

0
(SGTT) – Người ta thường nói, món bún ốc thưởng thức ngon miệng là khi trời se lạnh. Vậy nhưng, trong ký ức của...

Ớt Ariêu, vị tiêu Amót – gia vị đặc sắc núi...

0
(SGTT) - Để có hương vị món ăn thơm ngon và đặc sắc, người Cơ Tu vùng núi rừng Trường Sơn (Quảng Nam) thường...

Kết nối