Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Việt Nam đánh thuế những “gã khổng lồ” công nghệ

(SGTT) – Theo dự thảo thông tư mới đây của Bộ Tài chính, những doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới như Google, Facebook, YouTube, Amazon… có kinh doanh và phát sinh doanh thu tại Việt Nam phải nộp thuế.

Cụ thể, theo nội dung trong dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020, nếu trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài như Google, Facebook, Amazon… không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam thì bên mua (tổ chức có đăng ký kinh doanh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam) hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài.

Nếu cá nhân có mua hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài thì ngân hàng (NH) thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ hằng tháng phải có trách nhiệm kê khai, nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài.

Chia sẻ trên plo.vn, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính cho rằng quy định các NH có trách nhiệm khấu trừ và nộp thay tiền thuế của các ông lớn như Google, Facebook… là khả thi. Bởi thực tế, nhiều ngân hàng trên thế giới đã làm việc này. Tuy nhiên, ông Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý cần quy định cụ thể, chi tiết hơn để các ngân hàng có thể dễ thực hiện.

Phân tích về nội dung dự thảo, ông Nguyễn Minh Đức, Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng dường như Bộ Tài chính muốn quay về cách thu trực tiếp thuế từ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Khi đó, những nhà cung cấp này sẽ thu tiền của khách hàng là tiền dịch vụ và thuế. Sau khi thu xong, họ sẽ giữ lại phần tiền dịch vụ của họ, còn phần thuế họ nộp cho Nhà nước.

Tuy nhiên, khi thu thuế trực tiếp từ nhà cung cấp nước ngoài có thể sẽ có rủi ro là phát sinh tình huống đánh thuế hai lần nếu nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã nộp thuế rồi mà người dùng tại Việt Nam vẫn kê khai, nộp thuế. Bởi vậy, thông tư cần có những quy định để xử lý tình huống này, ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ thêm.

Theo Tổng cục Thuế, năm 2020, Việt Nam đã thu thuế từ mô hình hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trực tuyến của các tổ chức nước ngoài không thành lập pháp nhân tại Việt Nam như Google, YouTube, Facebook năm 2020 là 1.143 tỉ đồng. Trong đó, thuế giá trị gia tăng là 519 tỉ đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp là 624 tỉ đồng.

Phúc An tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Sẽ tăng mức xử phạt với nghệ sĩ, KOLs phát ngôn...

0
(SGTT) - Thời gian tới, ngành chức năng sẽ tăng mức phạt tiền cũng như hình phạt bổ sung đối với những phát ngôn...

Cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo trực tuyến dịp...

0
(SGTT) - Trong khoảng thời gian cận Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng gia tăng, các chiêu trò lừa...

Khi Indonesia cấm bán hàng trên mạng xã hội…

0
(SGTT) - Indonesia đã ban hành lệnh cấm bán hàng trên mạng xã hội, với mục đích bảo vệ hàng triệu doanh nghiệp nhỏ...

Reels, AI và kinh doanh hội thoại sẽ là lĩnh vực...

0
(SGTT) - Trong năm 2023, Meta (đơn vị vận hành mạng xã hội Facebook) sẽ tập trung vào ba lĩnh vực ưu tiên bao...

Việt Nam lọt top 10 quốc gia sử dụng TikTok, YouTube,...

0
Trong sáu nền tảng mạng xã hội lớn trên thế giới thì người dùng Việt sử dụng nhiều ở TikTok, YouTube và Facebook. Mạng...

Sẽ có những quy định về quản lý ứng dụng Zalo,...

0
Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đề xuất quy định về quản lý các nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí...

Kết nối