Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Vệ sinh giày chạy đúng cách

(SGTTO) – Giày được coi như “người bạn thân thiết”, gắn bó với chúng ta trên những chặng đường chạy dù nhẹ nhàng hay vất vả. Chăm sóc giày đúng cách không qua khó nhưng cũng cần phải có cách nếu không muốn tốn kém.

Ném chúng vào máy giặt?

Có vẻ như là một ý tưởng hay, nhưng bạn không nên làm. Jason Angsuvarn, người sáng lập Jason Markk, một thương hiệu chăm sóc giày cao cấp cho biết: “Việc lộn nhào trong máy giặt liên tục có thể làm hỏng hoặc khiến giày của bạn không giữ được nguyên mẫu”.

Victor Ornelas, Giám đốc quản lý thương hiệu tại Fleet Feet cho biết thêm, máy giặt thực sự ảnh hưởng đến cấu trúc của thành phần cấu tạo nên phần đế giữa của giày, bộ phận quan trọng quyết định độ bền hay tuổi thọ của giày.

Angsuvarn cho biết nhiệt độ quá cao cũng có thể gây ra một số hư hỏng nghiêm trọng, đó là lý do tại sao máy sấy cũng là “sát thủ” của giày thể thao. “Có nhiều khả năng sức nóng và sự nhào lộn liên tục sẽ làm hỏng mút xốp – chất liệu tạo nên phần đế giữa và làm biến dạng đôi  giày của bạn. Lựa chọn thích hợp là tháo lót và phơi giày ngoài trời hoặc khu vực thoáng gió”, ông nói. 

Giày bị trầy xước

Những va chạm trên đường chạy, trên vỉa hè sẽ khiến giày của bạn bị trầy xước. Angsuvarn cho biết, bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh cùng với bàn chải lông mềm để xử lý các phần cấu tạo bởi những vật liệu mỏng manh hơn như phần lưới bên trên. Hoặc bạn có thể dùng bàn chải lông cứng đối với các khu vực bằng chất liệu cứng hơn như đế giữa và đế ngoài.

Raheem Rademaker, người sáng lập ra dịch vụ vệ sinh giày thể thao Weekend Ritual có trụ sở tại Brooklyn (Mỹ), cho biết, để loại bỏ vết xước ở phần trên, hãy nhúng bàn chải vào dung dịch làm sạch giày hoặc hỗn hợp xà phòng pha với nước rồi chải sạch vết bẩn. “Không nên sử dụng bất kỳ thứ gì có hóa chất, thuốc nhuộm hoặc nước hoa mạnh, vì có thể gây hại cho giày”, ông nói.

Dính cỏ quá nhiều

Vết dính cỏ bám dính rất lâu vì chúng có chất diệp lục, sắc tố xanh trong lá cỏ và hợp chất tự nhiên đó có thể liên kết với các sợi vải. Để loại bỏ chúng, bạn nên trộn một phần giấm và hai phần nước trong một chiếc xô để tạo ra dung dịch tẩy rửa tự nhiên.

“Chấm một chiếc khăn vào hỗn hợp và thấm vào vết bẩn. Sau đó, bạn hãy làm sạch toàn bộ bề mặt bằng dung dịch tẩy rửa giống như khi bạn xử lý các vết trầy xước do va chạm trên đường. Nếu làm một lần chưa sạch, hãy tiếp tục lặp lại cho đến khi vết bẩn biến mất”, Rademaker nói.

Bụi đường

Vải lưới và vải dệt kim là những chất liệu phù hợp với những vận động viên chạy bộ vì chúng là loại vải thoáng khí, nhưng chúng lại dễ bám bụi. Để làm sạch, trước tiên, bạn sử dụng bàn chải lông mềm để chải khô toàn bộ giày, loại bỏ những lớp bụi bẩn trước khi làm ướt giày. Chải khô trước khi làm ướt giày rất quan trọng, nếu không sẽ tốn công gấp 10 lần.

Tiếp theo đến công đoạn làm sạch bụi bẩn. Bạn trộn một phần baking soda và một phần giấm vào bát, chấm lên chỗ bẩn và để khoảng 15 phút. Hỗn hợp gốc axit này ăn mòn các vết bẩn cứng đầu mà không ảnh hưởng đến vải. Bạn đừng chấm dung dịch đó rộng ra ngoài vết bẩn  để tránh làm loang rộng vết bẩn. Cuối cùng, sử dụng dung dịch vệ sinh  làm sạch giày, sau đó thấm khô và để khô trong không khí.

Cà phê 

Nếu giày bị một số loại vết bẩn bên ngoài, ví dụ như bị dính cà phê, bạn cần phải xử lý nó càng sớm càng tốt để vết bẩn không bị ngấm vào giày. Rademaker nói: “Bạn có thể tạo hỗn hợp từ giấm và baking soda. Chấm dung dịch đó trên vết bẩn và để từ 5 đến 10 phút – giấm sẽ phá vỡ vết bẩn và baking soda sẽ hút hết độ ẩm dư thừa – sau đó dùng dung dịch tẩy rửa chà lên khu vực đó”.

Vết nước bẩn hoặc nước mưa

Đây là một trong những vết bẩn dễ tẩy hơn. Rademaker nói: “Bạn không cần bất kỳ hỗn hợp hoặc dung dịch nào, bạn chỉ cần làm ướt lại toàn bộ giày. Nhưng đừng nhúng cả giày vào nước, mà hãy làm ướt bàn chải và vệ sinh xung quanh toàn bộ giày”.

Điều này sẽ giúp giày của bạn không bị sũng nước khiến bạn phải dùng khăn để lau khô giày. Làm sạch giày bằng cách này sẽ giúp giày sạch mà không bị chỗ sẫm chỗ nhạt vì thấm nước.

Bùn đất

Đừng vội vàng xử lý những vết bẩn này. Theo chuyên gia, có thể bạn không biết, nhưng nếu để bùn khô trước khi cố gắng làm sạch, thì việc làm sạch sẽ dễ dàng hơn. Khi bùn đã khô, hãy chải khô giày bằng bàn chải lông mềm. Nếu giày bị dính nhiều bùn, bạn sẽ cần phải sử dụng bàn chải lông cứng hơn và chà xát mạnh tay hơn.

Với những vết bẩn loại này, bạn cũng không cần dung dịch đặc biệt — chỉ cần dung dịch vệ sinh bình thường. Chải vết bùn với dung dịch tẩy rửa, sau đó để khô trong không khí và xem vết bẩn đã hết chưa. Bạn có thể cần chà đi chà lại hai đến ba lần thì mới sạch.

Tâm Anh

Theo Runner’s World

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phong trào chạy bộ nở rộ nhưng không phải ai cũng...

0
(SGTT) - Hiện phong trào chạy bộ đang phát triển mạnh tại khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên, các bác...

Lần đầu tiên Cần Thơ có đường chạy hòa cùng lễ...

0
(SGTT) - Diễn ra trong hai ngày 12 và 13-4, VPBank Can Tho Music Night Run 2024 sẽ là sự kiện âm nhạc, thể...

Đường chạy phong trào dẫn vào kinh tế

0
(SGTT) - Dù chưa bước vào thời điểm bùng nổ các hoạt động thể thao phong trào (mùa hè), thế nhưng tần suất các...

Gần 1000 vận động viên tranh giải trong bộ môn việt...

0
(SGTT) - Vào rạng sáng ngày 23-12, bộ môn việt dã tranh giải Nu Skin Việt Nam, cũng chính là bộ môn cuối cùng...

‘Bước chạy Cư Kuin’: khơi gợi niềm yêu thích chạy bộ...

0
(SGTT) - Khoảng 100 "vận động viên nhí" sẽ được dịp tranh tài trên đường chạy cự ly 3km trong sự kiện “Bước chạy...

Thể thao phong trào ‘sôi động’ kéo nhiều ngành hàng kinh...

0
(SGTT) – Hơn 35 giải chạy lớn diễn ra trong năm 2023 ở nhiều tỉnh thành khác nhau đã thu hút khoảng 190.000 người...

Kết nối