Chủ Nhật, Tháng Mười 6, 2024

Từ 15-8, giá giường bệnh theo yêu cầu tối đa 4 triệu đồng/ngày

Từ ngày 15-8, tại các bệnh viện công, giá giường bệnh theo yêu cầu loại 1 giường/phòng có giá tối thiểu là 180.000 đồng/ngày, giá tối đa là 4.000.000 đồng/ngày. Giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu từ 30.500 đồng - tối đa 500.000 đồng.

Mức giá trên được quy định tại Thông tư 13/2023/TT- BYT Quy định khung giá và phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước cung cấp do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ 15-8.

Khung giá dịch vụ ban hành tại Thông tư này bao gồm mức giá tối đa và tối thiểu, theo đó mức giá cụ thể dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu được phê duyệt không được thấp hơn hoặc cao hơn khung giá quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư.

Theo quy định, khung giá dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu tại bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 tối thiểu là 100.000 đồng/lượt và tối đa 500.000 đồng/ lượt. Đối với các cơ sở khám, chữa bệnh khác giá tối thiểu là 30.500 đồng và tối đa là 300.000 đồng/lượt.

Khung giá ngày giường điều trị theo yêu cầu chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế

Theo Thông tư 13, phẫu thuật nội soi robot là dịch vụ có giá cao nhất. Trong đó, cao nhất là phẫu thuật nội soi robot điều trị các bệnh lý lồng ngực, giá tối đa hơn 134 triệu đồng; tối thiểu là hơn 91 triệu đồng.

Trong danh mục các dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, dịch vụ có mức giá cao nhất là chụp PET/CT mô phỏng xạ trị có mức giá tối đa là hơn 28,7 triệu đồng, giá tối thiểu là hơn 20,5 triệu đồng, chưa bao gồm thuốc cản quang. Với chụp PET/CT, mức giá tối đa là hơn 27,8 triệu đồng, giá tối thiểu là hơn 19,7 triệu đồng.

Giá một số dịch vụ y tế có giá lớn khác như: siêu âm Doppler màu tim 4D giá không vượt quá 826.000 đồng/lượt; Chụp CT 32 dãy có thuốc cản quang giá không vượt quá 1.584.000 đồng/lượt; chụp CT Scanertừ 262 dãy trở lên có thuốc cản quang giá không vượt quá 5.250.000 đồng/lượt;...

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nói với Suckhoedoisong.vn rằng việc ban hành Thông tư 13 của Bộ Y tế là kịp thời để đón đầu cho Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2024. Cùng đó, Thông tư này tạo điều kiện cho các bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giúp cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều hưởng lợi.

Nhã Lý tổng hợp

Theo Suckhoedoisong.vn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chuyển đổi ‘chứng chỉ’ hành nghề y sang ‘giấy phép’ hành...

0
Một trong những điểm mới quan trọng đáng chú ý tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi là thay thế tên gọi của...

Ghi nhận các ca ‘nhiễm vi khuẩn ăn thịt người’ tại...

0
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, ngày 4-9, bệnh viện điều trị cho 2 ca mắc bệnh Whitmore (thường gọi...

TPHCM: Hơn 50.600 người cao tuổi được khám sức khỏe trong...

0
Tính đến ngày 31-8-2024, ngành Y tế TPHCM đã khám sức khỏe và tầm soát bệnh cho hơn 233.051 người cao tuổi đang sinh...

Nhiều ý kiến về quy định bán thuốc qua mạng

0
(SGTT) - Xoay quanh việc kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử, một số đại biểu Quốc hội đề nghị ban...

Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ khi WHO...

0
Vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố bệnh Mpox (trước đây gọi là bệnh đậu mùa khỉ) là tình...

TPHCM phạt hơn 7 tỉ đồng đối với cơ sở thẩm...

0
(SGTT) - Theo Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thẩm mỹ ngày càng tăng, cùng với chiêu trò đối phó...

Kết nối