Thứ Ba, Tháng Mười 8, 2024

Trưa nay ăn gì: Đặc sắc mì lạnh sữa đậu nành phảng phất hương vị Hàn

(SGTT) – Là món ăn phục vụ theo mùa, mì lạnh sữa đậu nành (Kongguksu) mang chút hương vị béo bùi của nước dùng làm từ sữa đậu nành, chút thanh mát, giòn sần sật của sợi mì nấu cùng. Bữa trưa ẩm thực quốc tế ngày thứ Sáu hôm nay sẽ giải đáp những nội dung hữu ích xung quanh món mì này.

Từ lâu, văn hóa ẩm thực Hàn Quốc ngoài những món ăn truyền thống như cơm trộn, miến trộn, bánh hải sản, lẩu tokbokki hay thịt nướng thì còn có ẩm thực phục vụ theo mùa. Theo đó, mì lạnh sữa đậu nành thường được nhà hàng bán trong dịp hè. Vì vậy, ngoài yếu tố “giải nhiệt” mùa nóng, nó còn là sự hội tụ của những nguyên liệu với cách chế biến đặc sắc.

Theo một số tài liệu ẩm thực, món ăn được ghi nhận có mặt từ thời Joseon ở thế kỷ thứ 14 trong một cuốn sách dạy nấu ăn cổ xưa. Theo ngôn ngữ Hàn Quốc, “kong” có nghĩa là đậu nành; còn "guksu" mang ý nghĩa sợi mì. Vì vậy, những thành phần chính để làm nên tô mì này gồm sợi mì lúa mì Hàn Quốc, đậu nành xay nhuyễn để nấu nước dùng, hạt thông, mè rang, cà chua, dưa leo và trứng gà.

Có một điều thú vị ở mì lạnh sữa đậu nành là nguyên liệu tùy biến được cho cả người đang ăn chay, tức là nhiều nơi bán sẽ bỏ nguyên liệu trứng gà ra trong khâu chế biến. Lúc này, tổng thể hương vị của món ăn chỉ là sự thanh đạm của rau, củ cùng mì và nước dùng. Hiện các cửa hàng thực phẩm Hàn Quốc có bán các nguyên liệu kể trên nên không quá khó khi bạn muốn trổ tài đầu bếp tại gia.

Ngoài mì lạnh sữa đậu nành, ẩm thực Hàn Quốc còn có món mì lạnh khác với phần nước dùng nấu từ thịt heo hoặc thịt bò, có tên gọi là Naengmyeon. Quốc gia hàng xóm Nhật Bản cũng có một món mì dùng theo phong cách lạnh là Hiyashi Chuka.

Chi tiết hơn về cách làm thì nó thường gồm một số bước như sơ chế và xay nhuyễn hạt đậu nành làm nước dùng, sơ chế các nguyên liệu còn lại, trụng mì rồi cho tất cả vào tô và đổ phần nước dùng. Đặc trưng của món ăn là sữa đậu nành phải được để ngăn mát tủ lạnh trước đó. Rồi khi thưởng thức một số nhà hàng còn cho thêm vài viên đá để tăng độ lạnh cho món ăn.

Giống như bất kỳ món nước nào, mì lạnh sữa đậu nành cũng có cho riêng mình một loại nước chấm để dùng kèm. Đó chính là tương saamjang, rót để chén riêng chấm với topping hay pha một ít vào tô mì cũng đều là tròn vị.

Với gợi ý mì lạnh sữa đậu nành, thực khách có thể đổi vị cho bữa trưa gần cuối tuần bên cạnh đồng nghiệp, người thân. Nhâm nhi vài gắp đũa mì, xì xụp húp nước dùng béo bùi lạnh lạnh rồi chấm topping vào nước sốt thì mọi sự cảm nhận về ẩm thực của bạn sẽ rất là thú vị.

Gia Hân tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thơm lừng cùng diềm bò...

0
(SGTT) – Trong nhiều phong cách ẩm thực nướng, các món nướng của người Hàn Quốc luôn có những "tín đồ" riêng bởi sự...

Nhiều hoạt động tại Lễ hội Việt Nam – Hàn Quốc...

0
(SGTT) – Trong 3 ngày, từ ngày 7-9 đến 9-9, tại công viên biển Đông, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Sở Ngoại...

Mâm tiệc hai người gọn nhẹ theo phong vị ẩm thực...

0
(SGTT) – Không cần quá cầu kỳ, mâm tiệc cuối tuần cho cặp đôi chỉ đơn giản gồm một số món ăn đặc trưng...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa thơm lừng cùng món thịt...

0
(SGTT) – Không chỉ là món ăn thơm ngon, Bulgogi còn mang theo “sứ mệnh” quảng bá văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Nếu...

Mâm tiệc cuối tuần chọn ẩm thực Hàn Quốc với phô...

0
(SGTT) – Ẩm thực Hàn Quốc luôn có cho riêng mình những tín đồ bởi phong vị chua cay từ kim chi, béo thơm...

Trưa nay ăn gì: Lẩu cua hầm Hàn Quốc, món ăn...

0
(SGTT) - Ẩm thực Hàn Quốc luôn có sức lôi cuốn thực khách toàn thế giới bởi sự đa dạng văn hóa ẩm thực...

Kết nối